Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vai trò của tập luyện phục hồi chức năng trong điều trị thoái hóa khớp

Với người bệnh thoái hóa khớp, kể cả bệnh lý ở giai đoạn 1 hay 4, điều trị bảo tồn hay điều trị phẫu thuật, việc tập luyện, phục hồi chức năng có vai trò quan trọng.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khớp và cột sống là khung xương chịu lực của cơ thể, giúp chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Vai tro cua tap luyen phuc hoi chuc nang trong dieu tri thoai hoa khop hinh anh 2

Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả là khớp đó giảm khả năng chịu lực, hạn chế vận động khớp, teo cơ, co rút gân cơ thậm chí gây liệt vận động do chèn ép thần kinh. Các hạn chế vận động dẫn đến các biến đổi của toàn bộ hệ cơ xương khớp, cùng với tính trạng đau mạn tính dai dẳng.

Hậu quả tiếp theo là người bệnh không thực hiện được các hoạt động sinh hoạt, vận động đi lại hàng ngày, rối loạn giấc ngủ, rối loạn về tâm lý cảm xúc thậm chí trầm cảm... ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Tất cả yếu tố này càng làm cho tình trạng đau mạn tính trở nên tệ hơn và tạo ra một vòng xoắn bệnh lý. Việc không giải quyết được vòng xoắn bệnh này sẽ đưa người bệnh đến tình trạng tàn tật.

Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng với tất cả giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp, cần thiết cho nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp. Kết hợp điều trị theo “đa phương thức” giữa các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc với mục tiêu giảm đau, duy trì chức năng khớp, cột sống, phòng ngừa đau tái phát và biến dạng khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tùy giai đoạn, vị trí của khớp bị thoái hóa, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập vận động phù hợp, được thiết kế riêng cho từng người bệnh. Mục đích của tập luyện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu là giúp người bệnh giảm đau, duy trì đàn hồi cơ khớp, bảo vệ và gia tăng nuôi dưỡng sụn khớp…

Các can thiệp phẫu thuật chỉ đặt ra khi thực sự cần thiết và phương pháp bảo tồn không có hiệu quả. Đối với trường hợp có chỉ định phải phẫu thuật, phục hồi chức năng cũng đóng một vai trò quan trọng ở cả giai đoạn trước và sau phẫu thuật, giúp người bệnh cải thiện chức năng vận động, thực hiện được các sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, có cơ hội trở lại nghề nghiệp cũ.

Thoái hóa khớp cần phải điều trị lâu dài. Vì vậy, việc theo dõi quản lý bệnh theo từng giai đoạn cùng với bác sĩ chuyên khoa kết hợp với các phương pháp điều trị, phục hồi chức năng có thể giúp người bệnh giảm đau mà không phụ thuộc vào thuốc, duy trì vận động khớp, giảm tiến triển của bệnh, giảm được các tác dụng phụ do dùng thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thoái hóa khớp gối: Khi nào cần phẫu thuật?

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm