Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 nguyên nhân thường gặp gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lí thường gặp, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở người trung niên, cao tuổi. Vậy những nguyên nhân gì gây thoái hóa khớp?

7 nguyên nhân thường gặp gây thoái hóa khớp

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC, thoái hóa khớp ảnh hưởng tới 27 triệu người Mỹ mỗi năm. Đây là tình trạng viêm xảy ra khi sụn khớp bị mòn đi. Sụn khớp là phần đệm bao bọc ở đầu xương giúp cho khớp có thể hoạt động trơn tru. Khi sụn bắt đầu bị phá vỡ, các đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau khi bạn cử động. Sự ma sát này gây ra viêm, đau, cứng khớp và các triệu chứng khó chịu khác.

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp mà bạn không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, có một vài thay đổi về lối sống có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển thoái hóa khớp.

Tuổi

Viêm khớp là vấn đề thường gặp ở tuổi già. Theo thư viện Y khoa quốc gia Mỹ, hầu hết mọi người có các triệu chứng về xương khớp khi họ bước sang tuổi 70. Tuy nhiên, thoái hóa khớp không bị giới hạn bởi độ tuổi, có thể gặp ở người trung niên. Ở người trẻ tuổi cũng có thể gặp cứng khớp vào buổi sáng, đau, hạn chế vận động; họ thường dễ bị viêm khớp sau một chấn thương trực tiếp vào khớp.

Tiền sử gia đình

Bạn có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp nếu như bố mẹ, ông bà hoặc anh chị em ruột của bạn bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp có xu hướng di truyền, đặc biệt nếu bạn có các dị tật về khớp. Nếu bạn bị đau khớp, hãy thu thập các thông tin về tiền sử gia đình của mình trước khi đến gặp bác sĩ để bác sĩ có thể đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.

Giới tính

 
Giới tính cũng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh thoái hóa khớp. Nhìn chung, phụ nữ bị thoái hóa khớp nhiều hơn nam giới. Từ trước 55 tuổi, tỉ lệ mắc thoái hóa khớp của 2 giới là như nhau nhưng sau 55 tuổi, phụ nữ gặp nhiều hơn.

Chấn thương do chơi thể thao

Những chấn thương do chơi thể thao cũng có thể gây thoái hóa khớp ở người lớn ở bất kì độ tuổi nào. Những chấn thương thường gặp có thể gây thoái hóa khớp bao gồm:
  • Rách, vỡ sụn khớp
  • Trật khớp
  • Chấn thương dây chằng

Những chấn thương đầu gối liên quan đến thể thao có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 41-51% những người bị chấn thương khớp gối có những dấu hiệu của thoái hóa khớp một vài năm sau đó.

Nghề nghiệp

Đôi khi những gì bạn làm có thể dẫn đến thoái hóa khớp. Những căng thẳng lặp đi lặp lại ở khớp có thể gây mòn sụn khớp sớm. Những người lao động chân tay, tư thế làm việc, vậnđộng đòi hỏi quỳ, ngồi xổm, leo cầu thang trong nhiều giờ có thể phát triển đau và cứng khớp. Các khớp ở bàn tay, đầu gối và khớp háng là những khớp thường bị ảnh hưởng của thoái hóa khớp.

Thừa cân, béo phì

Mặc dù thoái hóa khớp gặp ở mọi độ tuổi, cả 2 giới nhưng nếu bạn thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cân nặng lớn làm tăng áp lực đặt lên khớp của bạn, đặc biệt là khớp gối, khớp háng, và lưng. Nó cũng có thể gây phá hủy sụn khớp, trực tiếp dẫn đến thoái hóa khớp. Nếu bạn thấy lo lắng về nguy cơ của mình hoặc bạn cảm thấy đau khớp, hãy gặp bác sĩ để có kế hoạch giảm cân phù hợp.

Chảy máu cạnh khớp

Thoái hóa khớp có thể tồi hơn hoặc những triệu chứng mới có thể xuất hiện nếu bạn có tình trạng chảy máu ở gần khớp. Những người bị bệnh ưa chảy máu Hemophilia hoặc bị tắc nghẽn dòng máu (gọi là vô mạch hoại tử) cũng thể có các triệu chứng liên quan đến thoái hóa khớp. Viêm khớp dạng thấp và Gout cũng làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp.

Tiên lượng

Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính và tiến triển tăng dần theo thời gian. Mặc dù không thể điều trị khỏi bệnh nhưng có nhiều biện pháp điều trị khác nhau để giảm đau và duy trì khả năng vận động.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị thoái hóa khớp, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 cách giữ khớp khỏe mạnh
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

Xem thêm