Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giáo dục phục hồi chức năng nghe cho trẻ điếc

Việc giáo dục phục hồi chức năng cho trẻ điếc cần sự hiểu biết và phối hợp giữa gia đình, giáo viên và bác sỹ chuyên ngành thính học.

Đối với trẻ điếc nhẹ và vừa:

Chiếm khoảng 3% tổng số trẻ. Có thể là điếc bẩm sinh hay do di truyền, nhưng thường gặp hơn là điếc mắc phải. Phần lớn không được phát hiện trước 2-3 tuổi do không được lưu ý là trẻ không có phản ứng với các tiếng nói cường độ trung bình, chậm biết nói hoặc giọng nói sai lạc, tính nết không bình thường hoặc thay đổi về thái độ tính tình trong lớp  học.

Cha mẹ cần quan tâm đưa trẻ đến những trung tâm chuyên môn để thăm khám tai, đo sức nghe, xác định loại điếc và nguyên nhân từ đó có hướng điều trị nội, ngoại khoa, có một số trường hợp cần đeo máy và luyện phát âm.

Điếc nặng và sâu:

Chiếm khoảng 1% trẻ em, phần lớn là điếc thần kinh giác quan, có thể kèm theo tổn thương phần dẫn truyền. Khi đã phát hiện điếc nặng hoặc sâu ở trẻ còn nhỏ phải giải quyết các vấn đề sau:

Đeo máy trong thời gian 1-2 tuổi có kết quả tốt nhất: Sử dụng các phần thính giác còn lại thường là các tần số thấp. Trẻ dù điếc nặng vẫn thường còn nghe được ở phần này. Tất nhiên đeo máy không giúp cho trẻ nghe được như trẻ bình thường nhưng cho trẻ một số thông tin thính giác về âm thanh mà ta cần khai thác triệt để. Nếu trẻ đeo máy chậm (sau 3-4 tuổi) thì trẻ đã quen với một thế giới riêng biệt trong đó âm thanh không có vai trò gì, do vậy đeo máy lúc này ích lợi giảm đi rất nhiều.

Đeo máy sớm khuyến khích trẻ lưu tâm chú ý đến thế giới âm thanh, dù rằng trẻ chỉ tiếp nhận được các mảng rời rạc, không đầy đủ nhưng thực sự cũng giúp cho việc giáo dục rèn luyện phục hồi chức năng thính giác rất nhiều.

Giáo dục rèn luyện sớm: 

Trong những năm đầu sau sinh, đã phải rèn luyện cho cả mẹ lẫn con, nếu có các giáo viên chuyên nghiệp càng tốt:

-    Duy trì việc phát âm của trẻ trong các tháng đầu và phát triển thêm.

-    Tập cho cháu lưu ý, nhận thức thế giới âm thanh, môi trường âm thanh quanh mình.

-    Khai thác các khả năng cảm thụ khác thay thế, phụ thêm cho thính giác như thị giác, xúc giác.

-    Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.

-    Phát hiện khả năng đọc hình miệng.

Việc giáo dục rèn luyện này phải phù hợp với tính nết của từng trẻ, phải cá thể hóa.

Giáo dục bố mẹ: Gia đình có vai trò rất to lớn đối với việc rèn luyện trẻ quan tâm đến thế giới âm thanh và việc trẻ học nói. Thầy thuốc và thầy giáo chuyên nghiệp phải thuyết phục giảng giải cho bố mẹ hiểu về các khía cạnh của điếc và khuyến khích họ làm cho họ yên lòng có thể phát triển con cái họ một cách bình thường vượt qua khó khăn bệnh tật.

Vai trò của người thầy thuốc:

- Cần biết các vấn đề cơ bản có thể gây ra điếc trong tiền sử gia đình, trong khi có thai, lúc đẻ và trong những năm tuổi đầu tiên của trẻ. Biết cách phát hiện sớm trẻ điếc và hướng dẫn các vấn đề cần giải quyết.

- Điếc nhiều khi thể hiện ở trẻ có nhiều tật cần có biện pháp phối hợp để giải quyết.

- Giúp đỡ, hướng dẫn bố mẹ có trẻ bị điếc.

Thầy thuốc ưu tú BS CKII Nguyễn Thị Bích Thủy - Theo phonakvietnam.com
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm