Nguồn dưỡng chất quan trọng của cơ thể
Một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng không thể thiếu chất béo, bởi đây là nguyên liệu cần thiết để kiến tạo màng tế bào, tham gia các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin hòa tan trong dầu (A, D, E, K)...
Không những thế, chất béo còn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể: với mỗi 1gr chất béo, cơ thể được cung cấp 9kcal, cao hơn hẳn so với các nhóm dinh dưỡng khác như chất đạm hoặc tinh bột.
Tuy nhiên, mỗi ngày, chỉ nên nạp lượng chất béo tối đa chiếm 25% tổng năng lượng. Điều đó có nghĩa là dầu ăn và mỡ không quá 4 muỗng cà phê/người/ngày đối với người bình thường. Nếu ăn quá nhiều mỡ, dầu sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp và tai biến mạch máu não...
Cân đối chất béo động vật và thực vật
Chất béo chủ yếu có ở 2 nguồn chính là mỡ động vật và dầu thực vật. Mỡ động vật là mỡ lấy từ gia súc và gia cầm, hải sản như lợn, bò, gà, cá hồi... Trong khi đó, dầu thực vật là nguồn chất béo từ các loại dầu có lợi cho sức khỏe như dầu đậu nành, hướng dương, gạo...
Các loại dầu ăn như dầu gạo, dầu dừa, dầu nành, dầu hướng dương, dầu ôliu… rất giàu các dưỡng chất cần thiết mà cơ thể không thể tổng hợp như axít béo Omega 3,6,9. Ngoài ra,các dưỡng chất Phytosterols và đặc biệt là “dưỡng chất vàng” chống ôxi-hóa tự nhiên Gamma-Oryzanol (khả năng chống ô-xy hiêu quả gấp 4 lần vitamin E) trong dầu gạo giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu, ức chế sự hình thành các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa. Hay với hàm lượng Vitamin E cao nhất so với các loại dầu thực vật khác, dầu hướng dương giúp chống lại quá trình ô-xi hóa trong cơ thể, đẩy lùi các gốc tự do là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư, tim mạch… Còn dầu nành với hàm lượng Phytosterols giúp giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu, thúc đầy tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa động mạch, đồng thời mang lại những lợi ích đáng kể cho thị giác và não bộ.
“Mỗi loại dầu có các dưỡng chất riêng. Do đó, để đảm bảo các dưỡng chất cho cơ thể, người tiêu dùng nên cân nhắc sử dụng kết hợp 3 loại dầu gạo, dầu đậu nành, dầu hướng dương trong chế biến bữa ăn hàng ngày (chiên, xào, trộn salad…)”, PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên.
Một số lưu ý về sử dụng chất béo
Người cao tuổi nên hạn chế tối đa việc dùng chất béo nguồn động vật như mỡ heo, bò, gà...vì khó hấp thu và dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Nên hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn có sử dụng các loại bơ thực vật (margarin) vì đây là một dạng trans-fat (axit béo nhân tạo). Không nên dùng một số loại dầu thực vật chứa nhiều chất béo không tốt như dầu dừa, dầu cọ. Thay vào đó, nên dùng các dầu có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu gạo, dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành...
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.