Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng nguy cơ mắc bệnh gút khi uống rượu bia

Bia và rượu mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, gây ra viêm khớp, theo một nghiên cứu năm 2014 tại Tạp chí Y học Mỹ rượu, bia cũng “đóng góp” vào nguy cơ khiến bệnh gút nặng hơn, làm gia tăng các cơn đau do gút.

Bệnh gút xảy ra khi axit uric dư thừa tích tụ xung quanh các khớp - thường ở ngón chân cái, nhưng cũng ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay - dẫn đến các cơn đau dữ dội, tấy đỏ và sưng. Nó ảnh hưởng đến hơn 8 triệu người lớn ở Mỹ và con số này đang ngày một tăng mạnh, chủ yếu do bệnh béo phì và các yếu tố lối sống khác.

Trong nghiên cứu năm 2014, 724 bệnh nhân gút hoàn thành bảng câu hỏi cách nhau vài tháng cũng như sau khi chịu đựng các cuộc tấn công bệnh gút về chế độ ăn uống, thuốc men, tập thể dục và số lượng của các loại đồ uống có cồn được tiêu thụ. Các nhà nghiên cứu đã xem xét tác hại tổng thể của rượu lên cơn đau gút cũng như những ảnh hưởng cá nhân của rượu vang, bia và rượu lên sức khỏe...

Kết quả cho thấy uống ít hơn 1 ly rượu, bia (hoặc một thức uống hỗn hợp) trong khoảng thời gian 24 giờ không làm tăng đáng kể nguy cơ các cuộc tấn công bệnh gút lặp lại. Nhưng tiêu thụ nhiều hơn 1-2 ly một ngày có thể làm tăng nguy cơ tấn công các cơn đau gút lên đến 36%. Với việc uống 2 - 4 ly, nguy cơ tăng lên 50% và nó tiếp tục tăng khi bạn tăng số lượng mình tiêu thụ rượu, bia.

Uống từ một đến hai ly rượu vang trong 24 giờ làm tăng nguy cơ chịu đựng các cuộc tấn công bệnh gút thường xuyên lên 138%; nói cách khác, nó đã tăng gấp đôi nguy cơ phải chịu các cơn đau nặng do gút gây ra. Và uống 2 - 4 cốc bia trong 24 giờ tăng nguy cơ rủi ro lên 75%.

Nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada năm 1984 cũng cho thấy uống rượu thường xuyên có khả năng tăng nhanh chóng acid uric trong máu lên mức khoảng 40 mmol / L và lượng xanthines (1,5 mmol / L hypoxanthine và 5 mmol / L xanthine).

Không những thế rượu, bia còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận - 2 cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiềm chế cũng như chữa bệnh gout.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những kết quả này áp dụng đối với nam giới; kết quả cho phụ nữ ít rõ ràng hơn, chủ yếu là bởi vì quá ít phụ nữ trong nghiên cứu. Tác giả nghiên cứu Tuhina Neogi, MD, một giáo sư tại Đại học Y Boston nói: "Dựa trên nghiên cứu này, tôi sẽ khuyên bệnh nhân gút không uống bất kỳ một loại rượu nào vì chúng đều có thể gây ra một cuộc tấn công”.

Đối với nam giới được khuyên không nên uống quá 2 đơn vị rượu một ngày, đối với nữ không nên uống quá 1 đơn vị rượu 1 ngày. 1 đơn vị rượu tương đương khoảng 2/3 chai bia 550ml hoặc một lon bia 330ml 5% hoặc một cốc bia hơi 330ml hoặc một ly nhỏ 100ml rượu vang 13,5% hay tương đương một chén rượu mạnh 40 - 43%.

Ngoài việc hạn chế rượu bia, để phòng ngừa bệnh gút chúng ta nên: xây dựng một chế độ ăn bao gồm rau, ngũ cốc, protein thực vật như các loại hạt, các loại đậu và sữa ít béo. Hạn chế ăn carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến. Tránh ăn thịt đỏ và nội tạng (gan, lưỡi, lách), động vật có vỏ như tôm và tôm hùm, đồ uống có đường. Duy trì một trọng lượng thích hợp cũng là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh gút. Không chỉ giảm cân giúp giảm acid uric trong máu, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc khả năng đột quỵ, cả hai thường gặp ở những người mắc bệnh gút.
Kiều Việt - Theo Thanh Niên
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm