Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh rối loạn thái dương hàm và phương pháp điều trị

Rối loạn thái dương hàm là bệnh lý có xu thế ngày càng gia tăng. Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp, đau cơ, hoạt động nhai, nuốt, nói của bệnh nhân trở nên khó khăn.

Hàm dưới có hình vòng cung, được treo vào sọ não bởi hai khớp thái dương hàm hai bên phải và trái (TMJ). Hệ thống các cơ hàm, các răng trên hàm trên và hàm dưới ăn khớp, hoạt động nhịp nhàng giúp chúng ta nhai, nuốt, nói dễ dàng.

Hai khớp thái dương hàm là những khớp động duy nhất ở hộp sọ. Sau khi ra đời, khớp thái dương hàm chưa có hình thể như ở người trưởng thành. Ở 12 tuổi, các lồi khớp phát triển đầy đủ. Khoảng 20-25 tuổi khớp đạt đến độ phát triển đầy đủ.

Khớp thái dương hàm là loại khớp bản lề trượt và là một trong những khớp hoạt động phức tạp nhất của cơ thể. Là khớp giữa hai cấu trúc lồi (lồi khớp và lồi xương hàm dưới), cần có cấu trúc lõm hai mặt (đĩa khớp) để hoàn thiện cơ chế bản lề của khớp.

Các diện khớp được bao bọc bởi mô sợi không mạch máu (không phải mô sụn). Các khớp thuộc một hệ thống khớp động hai bên, mỗi khớp độc lập với nhau về giải phẫu nhưng không có khả năng hoạt động độc lập mà liên thuộc nhau. 

Ngoài những yếu tố giải phẫu mô tả chức năng ở trên, cùng với tác động của cơ hàm để tạo nên vận động của hàm dưới, khớp cắn (quan hệ răng-răng) là một yếu tố rất quan trọng đối với chức năng khớp thái dương hàm, mỗi khi tiếp xúc giữa các răng, một lực đóng hàm được tạo thành.

Lực đóng hàm và quan hệ giữa các răng của hai hàm xác định vị trí của các lồi cầu. Sự bất hoà giữa tác động của khớp cắn và tác động của cơ có thể đưa đến loạn năng hệ thống nhai hoặc gây quá tải các mô nâng đỡ răng và của khớp. Khớp thái dương hàm là trung tâm tích hợp chức năng của hệ thống nhai.

Rối loạn thái dương hàm là bệnh lý có xu thế gia tăng gần đây. Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp, đau cơ, hoạt động nhai, nuốt, nói của bệnh nhân trở nên khó khăn. Rối loạn thái dương hàm có hai nhóm triệu chứng chính là đau và loạn năng.

Đau: Đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử động hàm. Loạn năng: Há miệng hạn chế, không há lớn được, khi há có tiếng kêu lụp cụp ở khớp thái dương hàm, khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loại thái dương hàm. Sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày không trồng răng giả dẫn đến các răng bên cạnh nghiêng vào khoảng mất răng, các răng mọc lệch lạc gây xáo trộn sự ăn khớp giữa các răng. Các miếng trám, răng giả làm sai khiến hàm dưới vận động không thoải mái.

Chấn thương ở khớp thái dương hàm. Khiếm khuyết cấu trúc của khớp thái dương hàm. Bệnh lý toàn thân: Viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra còn có các nguyên nhân do thói quen siết chặt răng, trầm cảm.

Rối loạn thái dương hàm cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Ngày nay có hai phương pháp là điều trị xâm lấn và không xâm lấn:

- Điều trị không xâm lấn: điều chỉnh hành vi và nhận thức sai của bệnh nhân, vật lý trị liệu bài tập cho cơ hàm và cổ, điều trị bằng thuốc để cải thiện triệu chứng, mang máng bằng nhựa cứng trong miệng để thư giãn cơ, giảm tải lực lên khớp và làm cải thiện sự ăn khớp các răng của bệnh nhân.

- Điều trị xâm lấn: mài chỉnh trên răng thật loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm. Các thủ thuật phẫu thuật, bao gồm thay toàn phần hoặc từng phần của khớp xương hàm.

Trong 2 ngày 15 và 16/5/2015, Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội sẽ tổ chức HỘI THẢO LÂM SÀNG CHUYÊN ĐỀ “THỰC HÀNH THAY KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM TOÀN PHẦN”Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội, người báo cáo là tiến sĩ Peang Jun Young (Hàn Quốc).

Tại hội thảo, ngày 15/5, chuyên gia sẽ giảng lý thuyết, giới thiệu các bước tiến hành thủ thuật, trả lời các câu hỏi, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu các dụng cụ liên quan. Ngày 16/5 chuyên gia sẽ cùng kíp bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiến hành phẫu thuật Thay khớp thái dương hàm toàn phần tại phòng mổ Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội.

 

BS. Nguyễn Huy - Theo Y học thực hành/ BV Đại học Y Hà Nội
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm