Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn trực quan về hội chứng ống cổ tay

Lúc đầu, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay xuất hiện và tự nhiên biến mất, nhưng khi tình trạng xấu hơn, các triệu chứng sẽ không thuyên giảm. Đau có thể lan lên cánh tay rồi lan lên vai.

Theo thời gian, nếu không được điều trị, hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến teo cơ ở mô cái bàn tay. Ngay cả khi được điều trị, sức mạnh của cơ và cảm giác không bao giờ có thể được hồi phục hoàn toàn.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Ống cổ tay là một đường hầm hẹp nằm trên cổ tay, về phía gan tay và được tạo bởi các xương và dây chằng. Thần kinh giữa chi phối cảm giác và vận động cho ngón cái, ngón 2, 3 và nửa ngón 4 đi trong ống cổ tay cùng với gân gấp của các ngón này. Khi tăng áp lực khoang hoặc thần kinh giữa bị chèn ép sẽ gây nên hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome) với biểu hiện tay tê, dị cảm, yếu liệt hay đau tay.

Triệu chứng

Đau và ngứa ran
Hội chứng ống cổ tay tiến triển chậm. Đầu tiên, nhiều khả năng bạn nhận thấy các triệu chứng này vào ban đêm hoặc khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Cảm giác tương tự như cảm giác “tê tê buồn buồn” mà bạn nhận thấy khi bàn tay bị tỳ đè hoặc rũ xuống trong giấc ngủ.
Vào ban ngày, bạn có thể nhận thấy đau hoặc ngứa ran khi cầm thứ gì đó nhưng điện thoại, cuốn sách, hoặc khi lái xe. Lắc hoặc cử động các ngón tay của bạn có thể giúp giảm bớt triệu chứng.

Yếu liệt
Khi hội chứng ống cổ tay tiến triển, bạn có thể bắt đầu nhận thấy yếu liệt ngón cái và hai ngón tay đầu tiên, và có thể khó nắm tay hoặc cầm nắm đồ vật. Bạn có thể tự nhận thấy mình để rơi mọi thứ, hoặc bạn có thể gặp khó khăn khi làm những việc như cầm một dụng cụ hoặc cài cúc áo sơ mi của bạn.

Các rối loạn cảm giác
Hội chứng ống cổ tay cũng có thể gây ra cảm giác tê ở bàn tay. Một số người có cảm giác các ngón tay của họ bị sưng lên, mặc dù thực tế không có, hoặc họ có thể khó phân biệt giữa nóng và lạnh.

Nguyên nhân gì gây ra hội chứng ống cổ tay?
Thường không tìm thấy một nguyên nhân rõ ràng nào gây ra hội chứng ống cổ tay. Do ống cổ tay có cấu trúc hẹp và không linh động, cho nên bất cứ lúc nào có sưng nề hoặc viêm, dây thần kinh giữa có thể bị chèn ép và gây đau. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tay (triệu chứng thường xuất hiện ở tay thuận trước tiên)

Ai dễ mắc hội chứng ống cổ tay?
Phụ nữ có tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp ba lần so với nam giới. Một số tình trạng cụ thể có thể cũng làm tăng nguy cơ mắc bao gồm:
- Đái tháo đường, bệnh gout, suy tuyến giáp, và viêm khớp dạng thấp.
- Phụ nữ có thai.
- Bong gân hoặc gãy xương cổ tay.

Công việc bạn có đáng bị đổ lỗi gây ra hội chứng ống cổ tay không?
Người ta hay cho rằng việc thường xuyên đánh máy có thể dẫn tới hội chứng ống cổ tay. Nhưng thực ra hội chứng ống cổ tay gặp phổ biến gấp ba lần ở những công nhân dây chuyền nắp ráp so với nhân viên nhập dữ liệu – và việc sử dụng thường xuyên các công cụ cầm tay rung động làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này. Ngược lại, một nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng máy tính nhiều – lên đến bảy giờ một ngày – không khiến mọi người dễ mắc hội chứng ống cổ tay hơn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu không điều trị hội chứng ống cổ tay?
Lúc đầu, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay xuất hiện và tự nhiên biến mất, nhưng khi tình trạng xấu hơn, các triệu chứng sẽ không thuyên giảm. Đau có thể lan lên cánh tay rồi lan lên vai. Theo thời gian, nếu không được điều trị, hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến teo cơ ở mô cái bàn tay. Ngay cả khi được điều trị, sức mạnh của cơ và cảm giác không bao giờ có thể được hồi phục hoàn toàn.

Ống cổ tay hoặc điều gì đó khác?
Một số bệnh cảnh có những triệu chứng có thể giống với hội chứng ống cổ tay, các bệnh cảnh này bao gồm:
- Tổn thương cơ, dây chằng, hoặc gân bám tận.
- Viêm khớp ở ngón tay cái hoặc cổ tay.
- Các vấn đề về dây thần kinh như bệnh lý thần kinh cơ do đái tháo đường.

Bác sĩ sẽ đánh giá và làm thêm một vài xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
Có một vài nghiệm pháp (test) mà bác sĩ sẽ thực hiện để kiểm tra xem bạn có hội chứng ống cổ tay không. Nghiệm pháp Tinel cần phải gõ nhẹ lên dây thần kinh giữa để xem nó có gây ngứa ran ở các ngón tay không. Nghiệm pháp Phalen, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ấn mu hai bàn tay vào với nhau trong một phút để kiểm tra xem nó có gây tê bì hoặc ngứa không ở các ngón tay không.

Thăm dò điện cơ
Để chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay, bác sĩ sẽ chỉ định thăm dò dẫn truyền thần kinh. Trong thăm dò này, các điện cực được đặt trên bàn tay và cổ tay bệnh nhân, và kích thích bằng dòng điện có cường độ thấp để đo một cách nhanh chóng xem xung động dẫn truyền của dây thần kinh giữa như thế nào. Một thăm dò khác được gọi là điện cơ đồ (electromyography) sử dụng một kim nhỏ luồn vào một cơ để đo hoạt động điện và đánh giá tổn thương của dây thần kinh giữa.

Điều trị

Nghỉ ngơi và cố định
Các nguyên nhân nền như đái tháo đường hoặc viêm khớp sẽ cần được điều trị. Sau đó, bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân để bàn tay và cổ tay được nghỉ ngơi và đeo nẹp để hạn chế cử động. Đeo nẹp vào ban đêm rất quan trọng để dự phòng cổ tay uốn cong/gấp trong khi ngủ có thể làm bùng phát các triệu chứng. Các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen, cùng với chườm lạnh có thể giúp làm giảm đau.

Dùng thuốc
Khi hội chứng ống cổ tay nặng nề hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc corticoid đường tiêm hoặc đường uống. Steroid có thể tạm thời làm giảm viêm xung quanh dây thần kinh giữa và giảm bớt các triệu chứng. Tiêm thuốc gây tê cục bộ như lidocain cũng có thể làm giảm triệu chứng. Các thuốc khác cũng có thể hữu ích như thuốc lợi tiểu làm giảm sưng nề, và bổ sung vitamin B6.

Phẫu thuật
Nếu cần phải phẫu thuật, thường thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú được gây tê tại chỗ (nghĩa là bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật).
Dây chằng nằm phía trên cùng của ống cổ tay được cắt để giảm áp. Khi lành vết thương dây chằng sẽ cho nhiều khoảng không gian hơn trong ống cổ tay. Đôi khi phẫu thuật được thực hiện qua nội soi bằng việc sử dụng camera nhỏ luồn qua một đường rạch rất nhỏ để hướng dẫn các thao tác phẫu thuật.
Điều gì được kỳ vọng sau phẫu thuật?
Bệnh nhân có thể bị sưng nề hoặc căng cơ ngay sau phẫu thuật, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm nếu đặt tay cao ngang vị trí của tim và cử động các ngón tay thường xuyên. Bệnh nhân cần đeo nẹp cổ tay trong vài tuần để vết mổ liền nhưng vẫn có thể dùng tay thực hiện những thao tác nhẹ nhàng. Đau và yếu liệt thường hết trong vòng hai tháng sau phẫu thuật, nhưng cũng có thế mất sáu tháng đến một năm để hồi phục hoàn toàn.

Các bài tập tăng sức bền
Khi các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thuyên giảm, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập kéo dãn/duỗi cổ tay và bài tập tăng sức bền để giúp dự phòng các triệu chứng đau, tê bì, và yếu liệt tái phát. Bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ phục hồi chức năng cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân cách thức chính xác để thực hiện các phần việc/động tác nhằm giúp dây thần kinh giữa không bị viêm lại khiến các triệu chứng tái phát.

Điều trị bổ sung
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp nắn bóp xương cổ tay, khuỷu tay, cột sống phía trên (lưng, cổ) có thể làm cải thiện hội chứng ống cổ tay. Cũng có một vài bằng chứng cho thấy châm cứu có thể giúp hồi phục chức năng thần kinh và làm thuyên giảm triệu chứng. Điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ biện pháp nào hoặc bất cứ biện pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế nào.

Yoga có giúp điều trị hội chứng ống cổ tay không?
Có bằng chứng mạnh mẽ cho rằng Yoga có thể làm giảm đau và cải thiện khả năng cầm nắm. Trong một nghiên cứu nhỏ, những người tham gia sẽ tập Yoga trong vòng 8 tuần với 11 tư thế được thế kế để làm tăng sức bền, kéo dãn, và cân bằng các khớp ở phần trên cơ thể có kết quả tốt hơn so với những người đeo nẹp cổ tay hoặc những người không điều trị gì.

Có thể dự phòng hội chứng ống cổ tay được không?

Mặc dù không biện pháp dự phòng rõ ràng nào đối với hội chứng ống cổ tay, nhưng những điều dưới đây có thể rất hữu ích:
- Luôn giữ cơ thể mình ở tư thế tốt.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong khi làm việc để vừa có tư thế tốt vừa tăng hiệu quả lao động. 
- Tập duỗi bàn tay và cổ tay thường xuyên.
- Dành ra những khoảng nghỉ ngắn giữa giờ để tập thể dục như rung lắc tay, chân, tựa lưng, và thay đổi tư thế trong suốt ngày làm việc.

Nguyễn Thị Hương - Lương Quốc Chính - Theo Bác sỹ nội trú
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm