Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều chưa biết về tinh hoàn

Tinh hoàn là một trong những bộ phận quan trọng đảm nhận chức năng sinh tinh và tạo ra nội tiết tố nam giới, hình thành các đặc tính chung của người đàn ông, nhưng có lẽ còn nhiều điều bạn chưa biết về bộ phận quan trọng này cũng như cách chăm sóc và kiểm tra tinh hoàn.

Khám phá thú vị về tinh hoàn

1. Tinh hoàn tạo ra 200 triệu tinh trùng mỗi ngày

2. Kỷ lục về kích thước tinh hoàn lớn nhất trong thế giới động vật thuộc loài dế (kích thước tinh hoàn so với trọng lượng cơ thể): Tên khoa học của loài dế này là Platycleis affinis thường sống trong những bụi cỏ. Tinh hoàn của chúng chiếm 14% trọng lượng cơ thể.

3. Khỉ rú với tinh hoàn nhỏ có xu hướng hú to hơn và trầm hơn so với khỉ rú có tinh hoàn to.

4. Làm cách nào tinh hoàn treo bên ngoài cơ thể người, bất chấp những nguy cơ như dễ bị tiếp xúc, va đập – theo lý giải của các chuyên gia, việc tinh hoàn treo bên ngoài cơ thể vì tinh trùng sống tốt hơn ở môi trường nhiệt độ thấp hơn vài độ C so với nhiệt độ cơ thể bình thường. Tuy nhiên, một số loài động vật có vú như voi, tinh hoàn được giấu bên trong cơ thể, gần với thận.

5. Mỗi tinh trùng chứa khoảng 37,5 MB “dữ liệu”, đồng nghĩa với việc có trung bình 15,8MB dữ liệu mỗi lần xuất tinh.

6. Cá voi đực có tinh hoàn nặng khoảng 1 tấn – 1.1 tấn và có thể sản xuất ra 4,5 lít (tương đương 1 gallon) tinh dịch.

Cấu tạo của tinh hoàn

7. Có một nhà máy bia ở Iceland đã sản xuất loại bia được ủ từ tinh hoàn cá voi hun khói trong phân cừu.

8. Tinh hoàn có protein đa dạng nhất so với bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Một nghiên cứu khoa học cho thấy rằng 77% của tất cả các protein của con người được thể hiện ở tinh hoàn. 999 trong số đó là các protein đơn bào. Điều này khá ấn tượng vì não người chỉ có khoảng 318 protein đơn bào.

9. Đối với 65% nam giới, tinh hoàn bên phải luôn luôn treo cao hơn và nhẹ hơn. Thật thú vị, phần lớn các bức tượng người đàn ông khỏa thân của Hy Lạp, đàn ông khỏa thân đều có tinh hoàn bên trái lớn hơn bên phải.

Tự phát hiện ung thư tinh hoàn như thế nào?

 Không giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư tinh hoàn đặc biệt phổ biến ở những người trẻ tuổi, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 35.

Theo con số thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 8.720 trường hợp ung thư tinh hoàn được chẩn đoán mỗi năm. Trong số này, tỷ lệ người tử vong lên đến 380 người. Triệu chứng ung thư tinh hoàn phổ biến nhất đó là một khối u không đau ở tinh hoàn, ngoài ra, người bệnh cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu hay cảm giác nặng nề trong bìu.

Nếu bạn có một tronng các triệu chứng này, nên đi khám bác sỹ để được tư vấn rõ nhất.Các chuyên gia khuyến cáo, nam giới ở mọi độ tuổi cần tự mình kiểm tra tinh hoàn mỗi tháng. Đây là hướng dẫn giúp bạn tự thực hiện các thao tác kiểm tra:

Khuyến cáo bạn nên thực hiện kiểm tra sau khi tắm hoặc tắm nước nóng vì da được thư giãn và thả lỏng hơn.

Bước 1. Đứng trước gương, quan sát kỹ tinh hoàn, tìm những chỗ sưng ở da bìu

Bước 2. Đặt ngón trỏ và ngón giữa dưới tin hoàn, đặt ngón cái ở trên. Nhẹ nhàng lăn tinh hoàn ở giữa các ngón cái và ngón trỏ để cảm nhận nếu có bất kỳ khối u nào. Bạn hãy nhớ tinh hoàn thường nhẵn, hình quả trứng và hơi chắc. Bình thường một bên tinh hoàn sẽ có độ chênh về kích cỡ với bên còn lại.

Bước 3. Tìm mào tinh hoàn, kiểm tra. Nếu có gì bất thường bên trong bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận thấy khi kiểm tra bằng tay.

Quá trình kiểm tra tinh hoàn chỉ mất vài phút nhưng nó có thể cứu sống bạn. Số liệu thống kê cho thấy con số đáng ngạc nhiên: đến 95% tỷ lệ sống nếu ung thư tinh hoàn được phát hiện sớm bởi chính người bệnh.

Quốc Cường - Theo Sức khỏe đời sống/IFLscience
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm