Loại ung thư thường gặp nhất
Theo thống kê trên toàn thế giới năm 2011 có 1.350.000 ca mới mắc UTP, chiếm tỷ lệ 12,4% tất cả các loại ung thư được chẩn đoán và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư.
Tỷ lệ mắc UTP thay đổi theo vùng địa lý và quốc gia. Ở nam giới, tỷ lệ mắc UTP cao nhất tại Đông Âu, Bắc Mỹ, Nga và thấp nhất ở châu Phi, Trung Nam Á. Ở nữ giới, tỷ lệ mắc UTP cao nhất ở Bắc Mỹ, các nước khu vực Xcăng-đi-na-vi và Trung Quốc.
Tại Mỹ, UTP là loại ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới. Theo một thống kê năm 2013 của Mỹ, ước tính có khoảng 118.080 ca mới mắc UTP ở nam và 110.110 ở nữ.
Việt Nam, theo ghi nhận ung thư quốc tế năm 2008, UTP đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư ở nam giới với 13.152 ca mới mắc và tỷ lệ mắc là 37,6/100.000 dân, đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư ở nữ giới với 7.507 ca mới mắc và tỷ lệ mắc là 16,4/100.000 dân.
Tỷ lệ tử vong cao
UTP là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ giới. Trên thế giới năm 2008 có khoảng 951.000 nam giới và 427.400 nữ giới tử vong do UTP. Tại Mỹ, năm 2016 xấp xỉ 1/3 số bệnh nhân tử vong vì ung thư là do ung thư phổi với số bệnh nhân tử vong khoảng 158.000 người.
Ở Bắc Mỹ, xấp xỉ 45% số bệnh nhân ung thư phổi ở nữ giới và số tử vong do ung thư phổi đã vượt quá số bệnh nhân tử vong do ung thư vú. Số bệnh nhân tử vong do ung thư phổi trên thế giới bằng với số tử vong do ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại. Tại Việt Nam, UTP là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau ung thư gan, năm 2008 có 17.583 ca tử vong do UTP, trong đó nam giới 11.070 ca và nữ giới 6.513 ca.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do UTP ở nam giới có xu hướng giảm ở các nước phát triển (Mỹ, Canada, Anh) do tỷ lệ hút thuốc ở nam giới ở các nước này giảm trong khi lại có chiều hướng gia tăng ở các nước đang phát triển. Ngược lại, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do UTP đang có xu hướng gia tăng ở nữ giới do tỷ lệ nữ giới hút thuốc ngày càng tăng.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh?
Thuốc lá: thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính trong bệnh sinh, kể cả hút thuốc thụ động, tức là những người không hút thuốc nhưng hít phải khí thuốc do người hút thuốc xả ra. Khoảng 90% UTP là do hút thuốc lá và những người hút thuốc 40 bao/năm có nguy cơ UTP cao gấp 20 lần những người không hút thuốc.
Nguy cơ gây ung thư phổi càng cao khi hút càng nhiều điếu trong một ngày và hút càng nhiều năm. Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Dần dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư. Ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi, nếu bỏ hút thuốc trước 40 tuổi giảm nguy cơ các bệnh do hút thuốc đến 90%.
Ô nhiễm không khí và môi trường: thứ nhất là do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ. Công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn như: mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate.
Công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt cũng có nhiều nguy cơ bị UTP. Ngoài ra, những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
Có mối liên hệ giữa bệnh UTP và sự phơi nhiễm với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hoá thạch khác. Các yếu tố môi trường như arsenic, beryllium, tia phóng xạ cũng là tác nhân gây UTP.
Thứ hai là khí radon, đây là sản phẩm của sự phân hủy tự nhiên từ uranium trong đất, đá, nước và cuối cùng trở thành một phần của không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. Khí radon có thể tích tụ trong bất cứ tòa nhà nào, bao gồm cả nhà ở, xí nghiệp, công ty... Do đó, việc cần thiết là phải đo lượng radon trong nhà, xem có vượt mức cho phép hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.
Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon.
Một số vùng ở Mỹ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các ngôi nhà. Khi một người hút thuốc lá lại hít phải khí radon thì còn làm nguy cơ mắc bệnh UTP tăng lên cao hơn. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm với radon có liên quan tới 10% trường hợp ung thư phổi.
Thứ 3 là bụi amiăng, đây là tên gọi của một nhóm các chất khoáng, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. amiăng có hai nhóm chính là nhóm amphibole và nhóm serpentine (hay còn gọi là nhóm amiăng trắng). Nhóm amiăng khi hấp thụ qua đường hô hấp và lưu lại trong phổi rất khó bị đào thải ra ngoài.
Các sợi thuộc nhóm amphibole là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như ung thư phổi, u trung biểu mô. Hiện nay, các mỏ amiang amphibole đã bị đóng cửa trên toàn thế giới, chỉ một lượng rất nhỏ các sản phẩm chứa nhóm sợi này còn được sử dụng.
Di truyền: người ta thấy có yếu tố cơ địa mang tính di truyền dễ mắc UTP, có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen. UTP có khuynh hướng di truyền (khoảng 5 – 10%). Những người có cha mẹ, anh chị em hoặc con cái bị ung thư phổi trước tuổi 60 sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh UTP.
Các bệnh ở phế quản phổi: ở những bệnh nhân mắc các bệnh phổi trước đó như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi kẽ vô căn, lao phổi cũ để lại di chứng xơ ở phổi… cũng dễ mắc UTP. Nhóm bệnh nhân hút thuốc mắc COPD bị UTP cao hơn gấp 6 lần những người cũng hút thuốc nhưng không mắc COPD.
Một số yếu tố khác: nam giới mắc ung thư phổi nhiều hơn nữ giới, tuy nhiên có lẽ do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ. Ở những nước có tỷ lệ nữ hút thuốc tăng, người ta cũng nhận thấy tỷ lệ ung thư phổi ở nữ gia tăng theo. UTP thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60 tuổi, dưới 40 ít gặp và trên 70 tuổi tỷ lệ cũng thấp.
Tuy nhiên, UTP có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở các nước công nghiệp phát triển, UTP rất thường gặp, ở thành thị, tỷ lệ UTP nhiều gấp 5 lần ở nông thôn.
Dự phòng như thế nào?
Các yếu tố nguy cơ gây UTP bao gồm các yếu tố có thể can thiệp và không can thiệp. Trong các yếu tố có thể can thiệp được, điều đầu tiên cần làm là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.
Hạn chế tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng. Đối với những người phải làm việc trong môi trường có khí độc hại thì phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.
Ngoài ra, cần nâng cao thể lực để phòng bệnh như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn có nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau…
Da đầu khô, bong vảy trắng là vấn đề thường gặp trong thời tiết hanh khô của mùa Thu Đông. Bạn nên chăm sóc da đầu và mái tóc đúng cách với các nguyên liệu tự nhiên để giảm hiện tượng này.
Hormone căng thẳng cortisol tăng cao quá mức có thể kéo theo nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp và tăng cân. Một số thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát stress hiệu quả, từ đó giảm nồng độ cortisol.
Thực phẩm bổ sung probiotic chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Liệu bổ sung probiotic có giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hay không?
Thiếu hụt vitamin có thể gây ra nhiều tác động khó chịu cho cơ thể, bao gồm cả rụng tóc.
Bổ sung phối hợp vitamin K2 và vitamin D3 cho trẻ nhỏ là một chủ đề đang được nhiều bậc phụ huynh và các chuyên gia y tế quan tâm. Việc phối hợp hai loại vitamin này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp và sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần có những lưu ý quan trọng trong quá trình bổ sung. Bài viết này sẽ đi sâu vào những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ nhỏ.
Thông qua bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cũng bạn đi sâu vào tìm hiểu MK4 và MK7, so sánh các đặc tính và tác dụng của chúng, để giúp xác định lựa chọn loại Vitamin K2 tối ưu để kết hợp cùng Vitamin D3, giúp tối ưu hóa tác động đối vớisức khỏe của trẻ em.
Vitamin K2 (Menaquinone) quan trọng với sức khỏe của xương, có trong sữa, thực phẩm lên men và các sản phẩm từ động vật.
Canxi là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của hệ xương, cơ, thần kinh, nội tiết của cơ thể. Thiếu hụt Canxi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các dấu hiệu thiếu canxi phổ biến ở trẻ, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời.