Người ta thường chỉ chăm chút bảo vệ làn da nhưng thường quên bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời. Ngày hè đồng nghĩa với việc có thêm thời gian vui chơi ngoài trời nhưng cũng đồng nghĩa với việc mắt phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Khoa học cũng chứng minh rằng phơi nhiễm thái quá với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển đục thể thủy tinh và một số loại ung thư của mắt.
Tác hại của tia UV
Với làn da, tia UV có thể gây ra ung thư da, với đôi mắt, nguy cơ do tia UV cũng tương tự. Ánh nắng mặt trời phản xạ từ cát trắng và nước có thể gây ra viêm giác mạc do ánh sáng, tương tự như là bệnh mù do đi trượt tuyết.
Ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ hình thành một số loại ung thư mắt.
BS nhãn khoa Michael Kutryb ở Edgewater, FLA - chuyên gia bằng chứng lâm sàng của AAO (Hội Nhãn khoa Mỹ) cho biết: Việc phát xạ tia UV từ ánh sáng mặt trời trong tự nhiên hoặc nhân tạo đều có thể gây ra một số bệnh lý tại mắt, trên phần bề mặt nhãn cầu như giác mạc, thể thủy tinh… Không may là còn rất nhiều người không ý thức được sự nguy hiểm của tia UV. Khi bị tia UV chiếu vào, mắt có thể bị một số nguy cơ sau:
Mộng hay giả mộng là tình trạng tăng sản của kết mạc nhãn cầu vùng rìa, thường là ở phía mũi, có khi cả ở phía thái dương. Thực ra kết mạc phía thái dương phơi nhiễm với nắng nhiều hơn nhưng tia sáng sau đó lại phản xạ sang tháp kết mạc phía mũi. Điều này giải thích mộng hay ở góc trong, đục thủy tinh thể nếu do tia UV gây ra cũng thường ở vùng ngoại vi mà chủ yếu là phía mũi dưới. Các tia chiếu vuông góc với giác mạc tất nhiên sẽ không gây hại cho nhãn cầu. Viêm giác mạc hay viêm kết giác mạc do phơi nắng là do mắt bị quá phơi nhiễm với tia UV. Các đầu tận của thần kinh trên giác mạc bị tổn thương trước. Sau đó là lớp nội mô có thể bị biến đổi cấu trúc kiểu dị sản và lắng đọng các tinh thể.
Đục thể thủy tinh: Nếu do tia UV thường là dạng đục vỏ hay nhân trung tâm, thường thấy ở nữ nhiều hơn, có thể là do thói quen thích tắm nắng của chị em.
Võng mạc có thể bị tổn hại nếu tính lọc của giác mạc và thủy tinh thể không còn nguyên vẹn. Tỷ lệ thoái hóa hoàng điểm ở những người trên 70 tuổi ở nhóm đã lấy thủy tinh thể cao hơn hẳn nhóm còn thủy tinh thể khiến người ta nghi ngờ rằng tia UV có thể còn gây ra thoái hóa hoàng điểm.
Đeo kính ngăn tia UV làm bạn có thể vui chơi thoải mái trong mùa hè, giảm bớt các bệnh lý gây mù lòa và một số loại ung thư. Người ta cũng khuyên nên đeo kính chống tia UV khi tuổi còn trẻ nếu có nguy cơ phải phơi nhiễm thời gian dài với tia UV.
Làm gì để bảo vệ mắt trước ánh sáng mặt trời?
Theo hướng dẫn quốc gia về an toàn với ánh sáng mặt trời của AAO, chỉ có 50% người mua kính quan tâm đến chỉ số ngăn chặn tia UV trước khi ra quyết định mua. Vậy làm thế nào để bảo vệ mắt trước ánh mặt trời? AAO đưa ra một số lời khuyên:
Mang kính râm có gắn mác loại trừ 100% tia UV: nên dùng kính ngăn được cả tia UV A và B, kính gắn mác UV400 hoặc 100% UV protection.
• Chọn gọng kính có vành rộng sao cho ánh sáng không thể đi vào mắt bạn từ phía bên.
• Nếu bạn dùng kính tiếp xúc loại chống tia UV vẫn nên đeo thêm kính râm bổ trợ.
Đội mũ đi kèm với đeo kính: mũ rộng vành là tốt nhất.
Đừng lơ là với trẻ em: tốt nhất là không để trẻ chơi nắng vào buổi trưa, bị chiếu nắng trực tiếp, luôn cho trẻ đeo kính - đội mũ bất cứ khi nào phải ra nắng.
Nên nhớ là bóng mây không cản được tia UV: tia xạ trong ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua mây mù, gây hại cho chúng ta quanh năm chứ không phải chỉ riêng mùa hè.
Cảnh giác với tia UV đậm độ cao: ánh sáng mặt trời có đậm độ tia UV cao nhất vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tia UV cũng tăng mạnh cùng với độ cao địa lý, rất mạnh khi phản xạ từ nước và băng tuyết. Bằng việc nắm vững một số nguyên tắc cơ bản, bạn và gia đình có thể yên tâm tắm nắng, chơi đùa ngoài trời sau khi đã bảo vệ chu đáo đôi mắt.
Nếu tất cả các biện pháp ngăn ngừa đã thực hiện mà bạn vẫn bị bỏng rát mắt, chảy nước mắt dàn dụa, giảm thị lực sau khi tắm nắng quá mức, hãy tự sơ cứu như sau:
- Chườm lạnh quanh mắt, đắp khăn lạnh hoặc nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý liên tục
- Đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt gần nhất.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.