Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường đáng báo động với số ca mắc gần 5 triệu người. 60% trong số này gặp các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là võng mạc tiểu đường.
Khi nào cần tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường?
Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng mắt thường gặp và rất nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường, gây suy giảm thị lực nhanh chóng, nguy cơ mù lòa cao. Nguyên nhân là do tình trạng đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc dưới 2 hình thức: thay đổi tính thấm của thành mạch khiến mạch máu rò rỉ và gây thiếu máu võng mạc kèm tân sinh mạch máu, dẫn tới các tổn thương võng mạc nghiêm trọng dễ gây mù là xuất tiết, xuất huyết, bong võng mạc, phù hoàng điểm…
Điều đáng nói, tất cả bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ gặp biến chứng tại võng mạc. Nguy cơ này tăng dần theo thời gian bị tiểu đường và ở giai đoạn nặng, bệnh là nguyên nhân gây mù, rất khó chữa trị, đôi khi không chữa trị được. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) thống kê, 90% trường hợp bị tiểu đường trên 10 năm phải đối mặt với biến chứng võng mạc, trong đó 50% dẫn đến mù lòa.
Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) khuyến cáo, người bị tiểu đường type 1 nên tầm soát võng mạc tiểu đường trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Còn người bị tiểu đường type 2 nên đi khám mắt ngay khi phát hiện bệnh vì ở nhóm đối tượng này, võng mạc đôi khi đã tổn thương trước cả khi phát hiện bệnh. Dù vậy, do các tổn thương trên võng mạc không nằm ngay trung tâm hoàng điểm nên thị lực không giảm dù võng mạc đã bị tổn thương.
Chủ động bảo vệ võng mạc, phòng tránh mù lòa
Người bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo: kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm giảm nguy cơ cũng như biến chứng võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, bằng nhiều nghiên cứu về mắt ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã xác định các tổn thương của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE chính là nguyên nhân gây ra các tổn thương võng mạc nghiêm trọng ở người tiểu đường là xuất tiết, xuất huyết, phù hoàng điểm… dẫn tới mất thị lực, mù lòa.
Đặc biệt, RPE còn được xác định là bộ phận duy nhất trong mắt đóng vai trò màng thấm giữ cân đối lượng dịch giữa võng mạc và mạch máu, ngăn cản các chất độc hại từ mạch máu đi vào võng mạc. Đồng thời tiêu diệt chất độc bảo vệ tế bào thị giác giúp mắt sáng khỏe.
Ở bệnh nhân tiểu đường, chức năng của RPE bị tổn hại, võng mạc và tế bào thị giác không còn được bảo vệ khiến thị lực suy giảm. Do đó, để bảo vệ mắt toàn diện và từ gốc, bệnh nhân tiểu đường cần phải bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng duy trì hoạt động của RPE và bảo vệ võng mạc từ bên trong, đã được chứng minh hiệu quả, an toàn.
Mới đây, tinh chất Broccophane thiên nhiên đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh có tác dụng bảo vệ RPE hiệu quả nhờ tăng tổng hợp Thioredoxin - một protein phân tử nhỏ tập trung nhiều ở mắt giúp RPE hoạt động tốt hơn. Đồng thời, giữ vững chức năng hàng rào, hạn chế tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh tân mạch, từ đó, hạn chế tối đa tình trạng suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường.
ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) kết luận, Broccophane có hoạt tính sinh học cao, an toàn, nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể, bảo vệ các tế bào RPE và võng mạc một cách tự nhiên, giúp phòng ngừa tình trạng tổn thương võng mạc và các bệnh lý về mắt, giữ cho mắt luôn tinh anh, khỏe mạnh.
Ngoài ra, để bảo vệ thị lực, người bị tiểu đường nên giữ đường máu trong vùng an toàn, huyết áp ở mức dưới 130/80, không hút thuốc lá, phải đi khám mắt định kỳ (ít nhất là 1 lần/năm) và ngay khi mắt có 1 trong các dấu hiệu như: nhìn mờ, khó đọc sách báo, nhìn đôi, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn thấy ruồi bay…
Việc ngồi quá nhiều không chỉ ảnh hưởng tới xương khớp của cơ thể mà còn có thể ảnh hưởng tới trí nhớ của bạn.
Phù nề hay sưng phù có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. May mắn thay, việc điều trị có thể đơn giản như thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc của bạn.
Lựa chọn một lối sống lành mạnh có tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm.
Ăn chay thường được hiểu là ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, rau, đậu, quả, nấm... không sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Với mỗi tôn giáo lại có những quan niệm ăn chay khác nhau
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất mà người bệnh nên ăn.
Để "trẻ mãi không già", ngoài sức khỏe thể chất, bạn hãy lưu ý chăm sóc làn da. Một số mẹo làm đẹp dưới đây giúp bạn sở hữu làn da căng mọng, trẻ trung.
Gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính phổ biến nhưng lại chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Nghiên cứu mới đây chỉ ra cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.
Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình nội soi là quá trình chuẩn bị. Không chuẩn bị tốt có thể gây khó nhìn cho các bác sĩ, dẫn đến bỏ sót polyp, thủ thuật kéo dài hơn hoặc thậm chí phải nội soi lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.