Đường huyết cao được hiểu một cách đơn giản là dư thừa lượng glucose trong máu. Tuy nhiên, điều gì đã gây ra hiện tượng này?
Chúng ta vẫn biết rằng, lượng đường trong máu cao là một biến chứng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường. Khi chúng ta ăn, đường từ thực phẩm sẽ chuyển thành glucose và các loại đường đơn thuần khác. Tất cả đều lưu lại trong máu. Hóc-môn insulin có vai trò vận chuyển glucose đến các cơ, chất béo và các tế bào gan.
Việc ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều tới lượng đường trong máu. (Ảnh: Internet)
Ở bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy hoặc là không sản xuất đủ insulin, hoặc các cơ bắp, mỡ và các tế bào gan không đáp ứng với insulin, khiến cho lượng glucose lưu lại trong máu cao. Ở những bệnh nhân không bị tiểu đường nhưng đang sử dụng các loại thuốc chữa căng thẳng sinh lý, trị chấn thương, phẫu thuật… thì cũng có thể rơi vào tình trạng tăng lượng đường trong máu.
Nói chung, mức độ đường 180 mg/dL trong máu được coi là cao, nhưng chỉ khi con số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới xuất hiện những triệu chứng đáng chú ý. Nếu lượng đường trong máu liên tục ở mức cao đối với những người không bị tiểu đường, có thể dẫn đến các biến chứng trong tương lai như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch… Nghĩa là, người không bị tiểu đường thì lượng đường trong máu vẫn có thể tăng cao.
Người không bị tiểu đường thì lượng đường trong máu vẫn có thể tăng cao. (Ảnh: Internet)
Dưới đây là những triệu chứng khi bạn bị tăng đường huyết:
– Đói và khát hơn bao giờ hết
– Gia tăng số lần đi tiểu
– Mệt mỏi, sụt cân bất thường
– Giảm khả năng miễn dịch, đặc biệt khi bị thương thì các vết thương rất lâu lành
– Nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da, khó thở là các triệu chứng của tiểu đường. (Ảnh: wikihow)
– Nhìn kém, suy giảm thị lực
Ngoài ra, nếu chẳng may bị đường trong máu cao, chị em có thể gặp một số triệu chứng khác sau:
– Khô miệng
– Thường xuyên đau đầu
– Khó thở
– Mất độ nhạy cảm do tổn thương thần kinh
– Dạ dày có vấn đề, chẳng hạn như táo bón mãn tính và tiêu chảy
Táo bón và tiêu chảy liên tục khiến bạn muốn phát điên. (Ảnh: Wikihow)
– Mất ngủ
– Mất tập trung
Khi có dấu hiệu đường trong máu cao, việc cần thiết phải làm là nhanh chóng đưa nó xuống trở lại mức bình thường. Ở người bị tiểu đường, khi lượng đường trong máu tăng cấp tính thì chỉ cần tiêm insulin để hạ xuống.
Có một số biện pháp giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết bất ngờ. Trong đó, các thực phẩm chúng ta ăn đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát mức đường trong máu. Ta nên tránh các loại thực phẩm có nhiều đường, chất béo và natri. Duy trì một trọng lượng lý tưởng cũng có ý nghĩa rất lớn, bởi nhiều người trọng lượng cơ thể tỉ lệ thuận với lượng đường trong máu.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.