Phải xử trí như thế nào nếu tôi mang thai và đang dùng metformin
Bạn nên thông báo cho bác sỹ ngay lập lập nếu bạn mang thai trong thời gian sử dụng metformin. Metformin là thuốc điều trị tiểu đường duy nhất đường uống có thể sử dụng trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đưa ra những bằng chứng cho thấy metformin an toàn tuyệt đối khi sử dụng trong thai kỳ. Insulin sẽ là lựa chọn được ưu tiên hơn. Nếu bạn mang thai trong thời gian sử dụng metformin, bác sỹ có thể chuyển sang sử dụng insulin cho bạn để kiểm soát nồng độ đường huyết trong thai kỳ.
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với thai kỳ
Việc kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng. Nồng độ đường huyết quá cao trong thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi đang phát triển.
Không kiểm soát tốt đường huyết có thể gây ra một biến chứng gọi là tiền sản giật, trong đó huyết áp của người mẹ luôn ở mức cao và có protein trong nước tiểu. Tiền sản giật có thể dẫn tới sản giật gây ra tình trạng co giật và gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Đường huyết quá cao trong thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
Một số nguy cơ mà thai nhi có thể gặp phải khi người mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ:
Phụ nữ mang thai có nồng độ đường huyết cao còn gia tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu.
Cơ chế hoạt động của metformin
Metformin là một thuốc thuộc nhóm biguanide. Các biguanide hoạt động theo cơ chế làm chậm quá trình tổng hợp glucose tại gan. Metformin cũng có tác dụng khiến các mô cơ thể tăng nhạy cảm hơn với hormon insulin, giúp cho các mô tăng hấp thu và sử dụng đường trong máu nhiều hơn. Cả hai cơ chế hoạt động này của metformin giúp giữ cho mức nồng độ glucose huyết luôn ở mức bình thường.
Các câu hỏi dành cho bác sỹ
Cách tốt nhất để giữ cho bạn và em bé sắp chào đời luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai là kiểm soát nồng độ đường huyết ở mức ổn định nhất có thể. Hãy trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng metformin trong khi mang thai. Bác sỹ chính là người hiểu rõ căn bệnh của bạn nhất và sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất để bạn có thể kiểm soát tốt căn bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.