Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngoài gây ung thư, tia cực tím còn 'hành' nhiều bộ phận cơ thể

Tia cực tím trong ánh nắng không chỉ gây ung thư, mà còn gây nên nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe như ảnh hưởng đến mắt, thần kinh...

Trong những ngày qua tại khu vực phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đang phải hứng chịu đợt nắng nóng đỉnh điểm. Cùng với nhiệt độ tăng cao, các chỉ số bức xạ tia cực tím (UV)luôn ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo đó, trong ngày 4/5, chỉ số tia UV vào thời điểm nắng nóng nhất (khoảng 10 giờ đến 14 giờ) luôn ở mức 8-10 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với chỉ số này, tia UV đã vượt ngưỡng an toàn rất nhiều lần. Bởi theo khuyến cáo của ngành y tế, chỉ số tia UV ở mức an toàn là dưới 3, còn trên ngưỡng 3 là gây ra nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe.

Trước thực trạng trên, đặc biệt là ở miền Bắc đang bắt đầu vào mùa nắng nóng, các bác sĩ khuyến cáo người dân phải biết tự bảo vệ mình bằng nhiều cách để không bị tác động bởi tia UV nguy hiểm này.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Công Toàn – Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, tia cực tím đối với con người không có gì là lạ, thậm chí nhiều quốc gia đã có những chiến lược để giải quyết vấn đề này từ lâu.

Các chỉ số tia cực tím.

PGS Toàn cho biết, bức xạ tia cực tím là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư da. “Nếu như ở Việt Nam ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng là phổ biến thì tại nước Úc có đến 80% bệnh nhân ung thư là ung thư da.

Bởi tại đó khí hậu khô hanh, không có lớp bảo vệ (lớp chắn tia UV) nên bị ảnh hưởng của tia cực tím rất lớn. Dẫn đến tần suất bệnh nhân ung thư da ở quốc gia này gần như cao nhất thế giới”.

Theo PGS Toàn, tia cực tím thường có nhiều nhất vào thời điểm giữa trưa nắng hè, khi nắng soi trực tiếp từ trên đỉnh đầu xuống. Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo không nên ra đường, ra ngoài trời nắng vào thời điểm buổi trưa.

“Ngay cả việc tắm nắng cho trẻ cũng vậy, các bậc phụ huynh nên tắm nắng cho trẻ vào thời gian buổi sáng khi nắng mới lên, vì lúc đó ánh nắng khi chiếu xuống phải qua rất nhiều lớp mây khác nhau, nên tia cực tím có rất ít”, PGS Toàn nhấn mạnh.

Ngoài tác động vào da gây ung thư, PGS Toàn còn khuyến cáo: “Tia cực tím còn nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe, ví dụ như nhiều người thường có thói quen ở trần, kể cả khi đi đường vào trời nắng. Lúc này, trung tâm điều hòa hô hấp hay còn gọi là hành tủy nằm ngay sau gáy bị nắng chiếu vào, nên nhiều người bị ngộ độc nắng hay còn gọi là cảm nắng”.

Ngoài ung thư da, tia cực tím còn ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận cơ thể khác.

Riêng đối với tác hại về mắt, PGS Toàn cảnh báo: “Tia cực tím gây nên nhiều tác hại cho mắt, vì tia cực tím có thể tiêu diệt được các tế bào thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến võng mạc mắt nếu tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, tác hại của mắt sẽ ít hơn da vì mắt thường nhìn theo hướng ngang hoặc xuôi, chứ không ai ngửa mặt nhìn lên trời để nhìn”.

Đồng quan điểm trên, các bác sĩ da liễu cho rằng, tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da. Sự phá hủy này có thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng và tiến triển thành ung thư tế bào gai.

Ngoài ra, các biểu hiện khác do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời chứa tia cực tím phổ biến như bỏng nắng, đỏ da, tăng sắc tố, nếp nhăn, khô da hoặc nặng hơn là ung thư da.

Để phòng tránh bệnh về da nói chung và ung thư da nói riêng do tác hại của tia cực tím, các bác sĩ khuyến cáo:

- Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, không lao động dưới trời nắng vào những thời điểm tia cực tím cao (10 giờ đến 14 giờ).

- Mặc quần áo khi đi ngoài trời nắng.

- Đội mũ rộng vành để che mặt và cổ.

- Sử dụng kính và kem chống nắng khi đi tắm biển hoặc khi ra đường tiếp xúc với ánh nắng

Lê Phương - Theo Khám phá
Bình luận
Tin mới
  • 07/06/2023

    Những nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh lao phổi không thể bỏ qua

    Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.

  • 07/06/2023

    Vi chất dinh dưỡng - Bổ sung thế nào là an toàn?

    Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.

  • 07/06/2023

    Protein niệu

    Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.

  • 06/06/2023

    Chuyên gia huyết học tư vấn cách nhận biết trẻ thiếu máu dinh dưỡng

    Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.

  • 06/06/2023

    Tokophobia – hội chứng tâm lý sợ sinh con

    Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.

  • 06/06/2023

    Tầm soát đột quỵ - giải pháp ngăn ngừa tai biến sớm

    Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

  • 06/06/2023

    4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà

    Đau đầu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc của người mắc. Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng ngay 4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà sau đây.

  • 06/06/2023

    Tình trạng run người có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề gì?

    Run là những cử động nhịp nhàng, không có chủ đích của một bộ phận cơ thể (ví dụ như tay, chân, cằm, đầu cổ…) hoặc run toàn thân (run người). Dù không đe dọa tới tính mạng, nhưng tình trạng run khó kiểm soát có thể khiến người bệnh thấy lo lắng, thiếu tự tin, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống thường ngày.

Xem thêm