Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rau sống và những nguy cơ có thể đe dọa tính mạng

Nếu bạn không lưu ý, ăn rau sống có thể gây ra những tác hại nhất định đối với sức khỏe.

Rau sống là các loại rau gia vị như xà lách, rau mùi, rau răm, kinh giới… Đây là món ăn rất tốt cho sức khỏe, vì nó cung cấp đáng kể lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và nhiều yếu tố vi lượng khác. Tuy nhiên, nếu bạn không lưu ý, ăn rau sống có thể gây ra những tác hại nhất định đối với sức khỏe.

Rau sống chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng

Không ai phủ nhận rau sống nói chung là món ăn được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cũng vì được ưa thích và tiêu thụ nhiều mà người trồng rau cũng không 'ngần ngại' tưới các loại hóa chất để rau phát triển nhanh. Hơn nữa, nhiều người trồng rau còn thay vì dùng nguồn nước sạch lại dùng nước bị ô nhiễm để tưới cho rau nên nguy cơ các loại rau sống chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị tiêu diệt là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Các loại rau sống này mặc dù sống ở trên cạn nhưng cũng bị nhiễm độc như các loại rau sống dưới nước, thậm chí còn có tàn dư của các loại thuốc trừ sâu, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, sán lá gan… đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người. Những hóa chất, vi khuẩn gây hại này khi vào cơ thể người có thể gây các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường tiêu hóa; giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng gây thiếu máu, thiếu vitamin A, B, C… làm người nhiễm bị suy nhược cơ thể.

Nếu ở thể nặng, người nhiễm bệnh có thể gặp biến chứng, gây nguy hiểm cho tính mạng. Trứng giun đũa vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể. Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời.

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cho biết nhiều người cho rằng chỉ các loại rau trồng dưới nước mới nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, thực tế rau trồng trên cạn cũng bị nhiễm. Đó là do tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt gồm nước bẩn từ chất bài tiết của con người, nước vệ sinh từ nhà bếp, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn… Chính vì thế, nếu mọi người có thói quen ăn rau sống sẽ có nguy cơ nguy hiểm sức khỏe cao.

Ăn rau sống có thể gây ra những tác hại nhất định đối với sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Các loại rau sống không được khuyến khích tiêu thụ nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những người tuyệt đối không nên ăn một vài loại rau sống vì nó cực kì có hại cho sức khỏe.

Rau xà lách

Rau xà lách chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm cùng một lượng khá cao magiê, có thể giúp cho cơ thể tỉnh táo, giảm stress, tăng cường chức năng não và các mô cơ.

Tuy vậy, không phải ai cũng có thể ăn loại rau nhiều ưu điểm này. Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượng vitamin K cao, nếu ăn nhiều xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chứng huyết khối (máu đông cục).

Rau mùi

Rau mùi chứa một số tinh dầu dễ bay hơi kích hoạt các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài ra, trong rau mùi có các chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các vấn đề về gan. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn rau mùi với số lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan.

Đặc biệt, rau mùi còn có thể gây hại đối với trái tim vì nó có thể làm cho huyết áp giảm xuống thấp đột ngột, gây ra hiện tượng choáng váng, sau đó bất tỉnh. Vì vậy, những người bị bệnh tim không nên ăn rau mùi để tránh bệnh trầm trọng.

Ở thể nặng, người nhiễm bệnh có thể gặp biến chứng, gây nguy hiểm cho tính mạng do ăn rau sống (Ảnh minh họa: Internet)

Rau răm

Rau răm là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, ăn nhiều rau răm thì sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục, kém cường dương, tráng khí... Do đó, nam giới không nên ăn quá nhiều rau răm.

Ngoài ra với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu tuyệt đối không ăn rau răm, vì dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai. 

Để hạn chế mầm bệnh từ rau sống, BS dinh dưỡng Thu Hoài, Bệnh viện Thanh Nhàn lưu ý: Mặc dù nhiều người biết rau sống không tốt cho sức khỏe, có nhiều ký sinh trùng nhưng vẫn ăn. Đến lúc rước bệnh vào người thì mới ngộ nhận đã muộn.

Vì thế để hạn chế các mầm bệnh ban đầu từ rau sống thì chúng ta nên chọn rau sống tại các cửa hàng rau sạch có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tốt nhất không nên ăn rau sống để bảo vệ sức khỏe, tránh bị nhiễm khuẩn và các loại ký sinh trùng.

Nếu có sử dụng rau sống phải ngâm rửa rau kỹ bằng nước sục ozon hoặc rửa dưới vòi nước chảy mạnh sẽ hạn chế được vi khuẩn và hóa chất...
Đặc biệt chúng ta nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống với các loại thức ăn sống khác như tiết canh, nem chua, nem chạo…
Khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm từ rau sống cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Minh Tuyết - Theo Afamily.vn
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm