Khí phế thũng là một bệnh thuộc về đường hô hấp dưới. Bệnh xảy ra do giảm khả năng đàn hồi, thậm chí làm mất khả năng hồi phục thành của các tiểu phế quản và phế nang do viêm nhiễm kéo dài. Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi rất nguy hiểm cho tính mạng.
Khí phế thũng là gì?
Bệnh khí phế thũng chỉ gặp ở người lớn. Các tổ chức phổi như phế quản, phế quản trung bình, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận cùng (có thể gọi là phế nang) đều có nguy cơ nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính kéo dài, đặc biệt là phế nang. Bởi vì phế nang được cấu tạo không có tổ chức sụn như các phế quản khác, cho nên nếu bị căng giãn liên tục, kéo dài, rất dễ bị tạo thành túi khí và khi đó được gọi là bệnh khí phế thũng.
Bệnh khí phế thũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu một loại protein có tên là AAT (Anpha1-Antitripsin). Đây là một loại protein có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một số men (enzym). Nếu thiếu protein AAT có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển và hậu quả là bệnh khí phế thũng xuất hiện.
Hậu quả của bệnh hen suyễn mạn tính hoặc bệnh lao phổi kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà hậu quả có thể là gây nên khí phế thũng. Ngoài ra, bệnh khí phế thũng có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn (nhạc công), công nhân thổi bóng đèn thủy tinh hoặc bị bệnh bụi phổi gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của hầm lò.
Bệnh khí phế thũng có triệu chứng gì đặc biệt?
Khó thở là triệu chứng thường gặp, đặc biệt là khó thở ra, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi. Khó thở có thể tăng khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản - phổi, áp-xe phổi...). Môi người bệnh thường tím tái do thiếu ôxy. Lồng ngực biến dạng (lồng ngực có dạng hình thùng). Khi bệnh đã nặng, có thể bị phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
Để chẩn đoán, cần làm các xét nghiệm máu ngoại vi, đo chức năng hô hấp, chụp Xquang phổi, tốt hơn là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
Bệnh dễ nhầm với hen suyễn (ở người lớn), tràn khí màng phổi bởi các nguyên nhân khác, kén phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi rất nguy hiểm cho tính mạng.
Nguyên tắc điều trị
Mục tiêu của điều trị đối với khí phế thũng là làm giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và biến chứng. Điều trị bao gồm các thuốc giãn phế quản, chống viêm để giải quyết tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài.
Các thuốc này có thể thông qua đường hít (dạng khí dung) hoặc đường uống. Corticoid có thể dùng dạng hít trong điều trị cơn cấp hoặc dùng trong cả điều trị dự phòng. Nếu thấy có nhiễm trùng phải dùng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh cần tuân theo và không tự động đổi thuốc, thay liều lượng hoặc tự động ngưng thuốc. Cần đến khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.
Nguyên tắc phòng bệnh
Vệ sinh đường hô hấp trên là hết sức cần thiết. Cần vệ sinh hàng ngày họng, hầu, mũi, răng, miệng bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối. Khi bị viêm đường hô hấp, cần đi khám bệnh để được khám, điều trị dứt điểm và tư vấn cẩn thận.
Cần vệ sinh môi trường sống và môi trường làm việc tốt: bảo hộ lao động tốt, tránh khói bụi, nhất là khói bếp (dùng bếp ít khói và cửa thông gió tốt), khói thuốc (không hút thuốc). Những nhạc công thổi kèn cần tập thở đều đặn hàng ngày (hít sâu, thở ra). Cần phải thực hiện triệt để tiêm vắc-xin phòng bệnh lao (vắc-xin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả cho những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.