Gút từng biết đến là căn bệnh của vua chúa vì nó liên quan với sử dụng rượu và chế độ ăn phong phú, và bây giờ trở thành bệnh phổ biến. Gút là một loại viêm khớp gây ra do hàm lượng axit uric trong máu cao và có thể gây đau. Bệnh có thể tiến triển nhiều năm không triệu chứng cho tới khi có cơn gút bùng phát trong vài ngày hoặc vài tuần. Nếu hàm lượng axit uric trong máu vẫn cao kéo dài, bệnh có thể tiến triển thành gút mạn tính với nhiều triệu chứng hơn. Sự tích lũy tinh thể axit uric cứng (hạt tophi) có thể được hình thành gây sưng và biến dạng. Cơn gút tái phát có thể phá hủy xương và sụn.
Gút là một bệnh kéo dài cả đời. Một đợt gút cấp có thể khiến bạn không đi được trong vài ngày. Nhưng nếu kiểm soát đúng cách, bạn có thể kiểm soát tốt hơn những ảnh hưởng của tình trạng đau kéo dài vài ngày và sống một cuộc sống khỏe mạnh. Điều quan trọng là phải duy trì những thói quen lành mạnh và có những lựa chọn thông minh trong cuộc sống. Dưới đây là những thay đổi trong chế độ ăn và lối sống giúp bạn có thể “chung sống hòa bình” với gút.
1. Không bỏ thuốc
Dùng thuốc hạ axit uric đều đặn theo chỉ định. Để thuốc giảm đau ở nơi thuận tiện. Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu đỏ hoặc đau. Bạn cũng cần tìm hiểu các giải pháp kiểm soát đau.
2. Theo dõi hàm lượng axit uric
Không bỏ lỡ những cuộc hẹn với bác sĩ. Kiểm tra hàm lượng axit uric máu. Kiểm soát những bệnh đồng mắc khác như tiểu đường, huyết áp cao, v.v…
3. Thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn
Ăn uống cân bằng. Lựa chọn thực phẩm sai có thể làm bệnh trầm trọng thêm. Hạn chế hấp thu những thực phẩm giàu purin như thịt, cá mòi, cá thu, sò, ốc, đậu xanh, v.v… Chúng làm tăng hàm lượng axit uric máu và làm tồi tệ thêm các triệu chứng bệnh gút. Tránh carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy. Tránh những loại nước trái cây nhân tạo và đồ uống có ga chứa nhiều fructose vì fructose làm tăng đáng kể hàm lượng axit uric máu. Duy trì chế độ ăn lành mạnh chứa ít mỡ. Sử dụng sữa và sữa đông ít béo. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như nho, dứa, anh đào, quất, v.v... Chúng giúp loại bỏ axit uric và cũng phòng ngừa viêm khớp. Nghiên cứu chỉ ra rằng quả anh đào có thể giảm nguy cơ bị các đợt gút tấn công, đặc biệt khi được kết hợp với thuốc hạ axit uric allopurinol.
4. Uống nhiều nước
Uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể và giảm nguy cơ hình thành tinh thể trong khớp, do vậy giảm nguy cơ cơn gút gây đau.
5. Bỏ thuốc lá và rượu
Cai thuốc lá và uống rượu vì cả hai thói quen này đều làm trầm trọng thêm các triệu chứng gút. Hút thuốc cản trở trao đổi chất của cơ thể. Cồn, đặc biệt là bia và rượu vang, có xu hướng làm tăng axit uric trong máu cao nhất. Sử dụng đồ uống chứa cồn cũng có thể dẫn tới tích tụ dịch.
6. Tích cực hoạt động
Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố chủ yếu chịu trách nhiệm về bệnh gút. Tập luyện thường xuyên không chỉ có lợi cho cơ thể mà cả tâm trí bạn và có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh này. Nó giúp loại bỏ những bệnh lối sống đồng mắc như cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp cao, v.v…
7. Duy trì cân nặng lành mạnh
Duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì thì cần giảm cân. Nhưng không nên tuân theo chế độ ăn hà khắc. Giảm cân nhanh chóng có thể gây đa xê-tôn và gây cơn gút. Vì vậy cần giảm cân hợp lý và dần dần.
8. Tránh các tác nhân
Tránh xa những thực phẩm có thể gây cơn gút. Bệnh nhân gút nên tránh cà chua. Các nhà nghiên cứu thấy rằng đó là tác nhân phổ biến hàng thứ 4 gây cơn gút sau hải sản, rượu và thịt đỏ.
Một số thuốc chống tăng huyết áp và thuốc lợi tiểu gây mất kali có thể làm tăng hàm lượng axit uric. Tránh dùng những thuốc này. Nếu đang phải dùng, hãy hỏi bác sĩ về lựa chọn thay thế. Những cơn gút cấp thường xảy ra chủ yếu vào buổi tối. Có thể suy đoán rằng mất nước ban đêm, nhiệt độ cơ thể giảm hoặc giảm hàm lượng cortisol ban đêm có thể là yếu tố góp phần.
Các phương pháp phòng bệnh, đặc biệt vào buổi tối có thể hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa cơn gút bùng phát.
Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.
Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.
Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.
Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Đau đầu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc của người mắc. Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng ngay 4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà sau đây.
Run là những cử động nhịp nhàng, không có chủ đích của một bộ phận cơ thể (ví dụ như tay, chân, cằm, đầu cổ…) hoặc run toàn thân (run người). Dù không đe dọa tới tính mạng, nhưng tình trạng run khó kiểm soát có thể khiến người bệnh thấy lo lắng, thiếu tự tin, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống thường ngày.