Nhưng nó cũng có thể do bất thường của khớp cắn hoặc do răng bị mất hay khấp khểnh. Nó cũng có thể do các bệnh lý rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, nhất là người trưởng thành.
Các nguyên nhân
Nguyên nhân của nghiến răng chưa thực sự rõ ràng, thường được cho là liên quan tới các yếu tố tâm lý và thần kinh như căng thẳng, lo lắng hoặc ở những người có tính cách hiếu thắng, hoạt động quá mức.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngủ chập chờn, mê sảng, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bóng đè hoặc ảo giác khi ngủ có liên quan mật thiết với tật nghiến răng. Nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc an thần như phenothiazin, thuốc chống trầm cảm...
Ngoài ra, nghiến răng có thể là hậu quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh Parkinson... Thậm chí hàm răng lệch lạc, khớp cắn không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra nghiến răng.
Nếu nghi ngờ mình nghiến răng, hãy đến gặp nha sĩ.
Tác hại do nghiến răng
Vì nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ nên hầu hết mọi người đều không biết rằng mình đang nghiến răng. Tuy nhiên, đau đầu âm ỉ, liên tục hoặc đau quai hàm khi thức dậy là một triệu chứng đáng chú ý. Nhiều người lại biết họ có nghiến răng từ người thân. Nếu nghi ngờ mình có đang nghiến răng hay không, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra miệng và hàm của bạn nhằm tìm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng, chẳng hạn như đau hàm và sự mài mòn quá mức trên bề mặt răng.
Trong một số trường hợp, nghiến răng mạn tính có thể dẫn đến gãy, lung lay hoặc mất răng. Nghiến răng mạn tính có thể làm mòn răng xuống đến chân răng. Nghiến răng nếu nặng không chỉ có thể làm hỏng răng và dẫn đến mất răng, mà còn ảnh hưởng đến hàm của bạn, gây rối loạn khớp thái dương hàm và thậm chí thay đổi diện mạo khuôn mặt.
Phải làm gì?
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có chỉ định thích hợp. Nếu việc nghiến răng gây ra do căng thẳng, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp làm giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, tập thể dục, thư giãn; điều trị các rối loạn về giấc ngủ (nếu có), duy trì các thói quen có lợi cho sức khỏe như đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống đồ uống có cafein, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm về vị trí thích hợp. Việc điều chỉnh các thói quen có thể mất nhiều thời gian và cần sự hỗ trợ của nha sĩ cũng như các chuyên gia tâm lý.
Nhìn chung thuốc không thực sự có hiệu quả trong điều trị tật nghiến răng, nó chỉ có tác dụng để làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng mà thôi. Một số thuốc có thể được sử dụng đó là thuốc giãn cơ (sử dụng trước khi đi ngủ) hoặc tiêm botox để điều trị đối với những người nghiến răng nặng không đáp ứng với điều trị.
Các điều trị nha khoa có tác dụng bảo vệ răng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng điều trị được dứt điểm tật nghiến răng. Có trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máng chống nghiến vì có tác dụng bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn gây ra do nghiến răng. Một số loại máng chống nghiến cũng có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, do đó cũng làm hạn chế nghiến răng.
Nắn chỉnh răng cũng có thể được chỉ định với mục đích để điều chỉnh khớp cắn về vị trí phù hợp, làm giảm các tác động quá mức lên cơ nhai cũng như răng. Trong trường hợp nặng như mòn răng nhiều, nhạy cảm răng, bệnh nhân thậm chí còn cần phải phục hồi lại hình thể răng để khôi phục tương quan răng phù hợp giữa hai hàm.
Lời khuyên của bác sĩ
Để khắc phục chứng nghiến răng, nên đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Trong cuộc sống thường ngày, tránh căng thẳng, cố gắng làm việc và sinh hoạt điều độ, không thức khuya (cả trẻ em và người lớn). Với trẻ em, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh còi xương, suy dinh dưỡng. Cần nâng cao ý thức vệ sinh phòng bệnh (vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm) để không mắc các bệnh lây nhiễm. Với người trưởng thành, không nên hút thuốc, hạn chế uống rượu bia và không nên uống trà đặc, cà phê vào các buổi tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 6 cách để loại bỏ tật nghiến răng.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.