Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 cách để loại bỏ tật nghiến răng

Nghiến răng thường xảy ra khi ngủ. Đây được gọi là chứng nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên, trong những lúc tỉnh táo chúng ta cũng có thể vô thức nghiến chặt răng hàm, và trường hợp này được gọi là nghiến răng tỉnh táo.

Nghiến răng có thể gây nhiều tác hại lên không chỉ răng, men răng, mà thậm chí còn ảnh hưởng lên khớp cắn của hàm. Bạn nên đi khám nếu thấy mình thường gặp phải tình trạng này mà không xác định được nguyên nhân. Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn giảm nghiến răng:

  1. Công cụ chống nghiến răng

Công cụ chống nghiến răng hay máng chống nghiến răng là một loại sản phẩm có thể giúp bạn giảm tình trạng nghiến răng khi ngủ. Công cụ này đệm vào răng của bạn và ngăn răng bạn nghiến vào nhau khi bạn ngủ.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nghiến răng, bạn nên sử dụng các sản phẩm này để giúp bảo vệ răng. Hơn nữa, máng bảo vệ cũng có thể thiết kế riêng theo răng của bạn, và sẽ phù hợp riêng cho riêng bạn. Một số chất liệu tự thiết kế cũng sẽ mềm hơn, thoải mái hơn và có mức độ dày phù hợp với hàm của bạn.

Trong trường hợp bạn đang gặp phải tình hình này ở mức độ nhẹ, việc sử dụng những công cụ như trên rất có lợi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này nặng nề, chúng có thể bất khả thi.
  1. Mài chỉnh khớp cắn

Mài chỉnh khớp cắn là một thủ thuật nha khoa có thể sử dụng để định hình lại hoặc tạo hình bề mặt răng phẳng hơn. Phương pháp này có thể giúp bạn trong trường hợp bạn nghiến răng, hoặc răng bạn mọc chen chúc nhau, mọc lệch hay khấp khểnh.

Trong một số trường hợp, quy trình thứ hai có thể được sử dụng song hành với thủ thuật ban đầu, được gọi là thủ thuật tạo hình phụđể xây dựng lại hình của răng. Nhìn chung, nha sĩ sẽ lựa chọn một trong hai quy trình phù hợp cho bạn.

  1. Botox

Theo nghiên cứu, việc tiêm độc tố Botolinum (còn gọi là tiêm Botox) có thể giúp làm giảm tần suất nghiến răng ở người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu để đánh giá tình an toàn và hiệu quả cụ thể của phương pháp này. Việc tiêm botox với một lượng nhỏ có thể giúp thư giãn các cơ lớn vùng hàm và giảm chứng nghiến răng.

  1. Thay đổi thói quen sinh học

Liệu pháp Biofeedback – hay còn gọi là phản hồi sinh học là một kỹ thuật được thiết kế giúp nhận thức và loại bỏ một hành vi nào đó. Nó cũng được áp dụng để làm giảm chứng nghiến răng cả khi ngủ và thức.

Trong liệu pháp này, chuyên gia trị liệu sẽ dạy bạn cách kiểm soát sự chuyển động của cơ vùng hàm thông qua các phản hồi thị giác, cảm giác rung hoặc phản hồi thính giác tạo ra từ máy điện cơ đồ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tiềm năng của liệu pháp này vẫn còn hạn chế. Các đánh giá hiện tại vẫn dừng ở mức cho thấy hiệu quả trong thời gian ngắn, và vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả trong thời gian dài.

  1. Liệu pháp giảm stress

Đối với một số người, nghiến răng có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe cụ thể, có thể là stress, trầm cảm hay lo âu căng thẳng. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh điều này là chắc chắn.

Nếu bạn đang nghiến răng, rất có thể bạn đang gặp phải một tình trạng căng thẳng nào đó và liệu pháp giảm “stress” có thể sẽ rất có ích cho bạn. Hơn nữa, việc giải tỏa các áp lực căng thẳng còn giúp ích cho sức khỏe về nhiều mặt khác, không chỉ riêng vấn đề “nghiến răng”.

Bạn có thể thực hiện theo một số phương pháp như tập yoga, tham gia các buổi tư vấn của các chuyên gia tâm lý, sử dụng thuốc hay các bài tập cụ thể để giảm stress.

  1. Các bài tập cơ lưỡi và cơ hàm

Các bài tập cho cơ vùng lưỡi và vùng hàm có thể giúp bạn thư giãn cơ hàm và cơ vùng mặt, và hơn nữa còn giúp duy trì sự “thẳng” của khung hàm. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về vật lý trị liệu để có thể thực hiện các bài tập một cách đúng và hiệu quả. Các bài tập này sẽ giúp bạn kiểm soát vùng hàm, tránh tình trạng vô thức cử động gây ra tình trạng nghiến răng.

Ảnh hưởng tiêu cực hay biến chứng có thể gặp phải của tình trạng nghiến răng

Nghiến răng có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau vùng hàm, mặt, vùng tai
  • Mòn răng, lung lay răng
  • Rụng răng hay đau răng
  • Vỡ răng, nứt răng hay các tổn thương phá hủy răng
  • Miếng trám răng có thể bị vỡ

Trong các trường hợp đặc biệt, một số biến chứng nghiêm trọng hơn có thể gặp phải như gặp vấn đề về nhai, nói hay nuốt. Đôi khi, bạn sẽ không nhận ra tình trạng này cho đến khi các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện, khi bạn đã gặp phải tình trạng nghiến răng trong thời gian dài.

Các nguy cơ gặp phải biến chứng sẽ càng tăng lên nếu tình trạng nghiến răng không được điều trị trong thời gian dài. Các biến chứng lâu dài có thể kể đến như:
  • Đau đầu, đau tai mạn tính
  • Phì đại cơ mặt
  • Tổn thương răng bắt buộc phải can thiệp thủ thuật nha khoa như trám, hàn, hay bắc cầu răng
  • Chứng rối khớp loạn thái dương hàm

Tổng kết

Nghiến răng là tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân gây ra. Điều trị sớm tình trạng này có thể giúp bạn tránh khỏi những tác động tiêu cực hay những biến chứng lâu dài kèm theo. Tốt hơn hết, bạn nên đến gặp nha sĩ để được khám, tư vấn và có những hình thức xử lý kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại: Có phải ai cũng có răng khôn?

 

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm