Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao người bệnh Parkinson nên ăn đậu tằm?

Đậu tằm (đậu răng ngựa, đậu Fava) là loài thực vật thuộc họ Đậu có nguồn gốc từ Bắc Phi và Tây Nam Á, hiện được trồng khắp nơi trên thế giới. Nghiên cứu mới đây phát hiện đậu tằm mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt với người bệnh Parkinson.

Giá trị dinh dưỡng của đậu tằm

Mặc dù có kích thước tương đối nhỏ, nhưng đậu tằm lại có một hồ sơ dinh dưỡng đáng kinh ngạc. Đặc biệt, loại đậu này rất giàu protein thực vật, folate cùng một số vitamin và khoáng chất khác. Đậu tằm cũng chứa chất xơ hòa tan, có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm mức cholesterol.

Cụ thể, trong 170gr đậu tằm nấu chín có chứa:

Lượng calo: 187 calo

Carbs: 33gr

Chất béo: Dưới 1gr

Chất đạm: 13gr

Chất xơ: 9gr

Folate: 40% giá trị hàng ngày (DV)

Mangan: 36% DV

Đồng: 22% DV

Phốt pho: 21% DV

Magne: 18% DV

Sắt: 14% DV

Kali: 13% DV

Thiamine (vitamin B1) và Kẽm: 11% DV

Với hàm lượng chất dinh dưỡng này, đậu tằm xứng đáng được bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh thường xuyên.

Đậu tằm tốt cho người bệnh Parkinson như thế nào?

Bệnh Parkinson xảy ra do các tế bào não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamine bị thoái hóa và chết dần. Điều này khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như: Run tay chân trong lúc nghỉ ngơi, cứng cơ bắp và ảnh hưởng tới khả năng vận động. Các triệu chứng này thường được điều trị bằng thuốc có chứa L-dopa.

Theo đó, đậu fava rất giàu levodopa (L-dopa), một hợp chất mà cơ thể bạn chuyển đổi thành dopamine. Đây được coi là cơ sở để nhận định về khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh Parkinson của đậu tằm.

Người bệnh Parkinson ăn đậu tằm có thể kiểm soát run tay chân

Trên thực tế, một nghiên cứu nhỏ ở 11 người bị bệnh Parkinson được ăn 250gr đậu tằm cho thấy sau 12 giờ không dùng thuốc mà vẫn có sự cải thiện mức dopamine trong máu và chức năng vận động tương tự như thuốc L-dopa. Một nghiên cứu khác trên 6 người lớn mắc bệnh Parkinson cho thấy rằng tiêu thụ 100–200gr đậu tằm cùng với thuốc trị Parkinson carbidopa đã cải thiện các triệu chứng hiệu quả.

Mặc dù kết quả của những nghiên cứu trên đều cho thấy tín hiệu khả quan, nhưng nghiên cứu thêm là điều cần thiết. Và bạn cần lưu ý, dù đậu tằm rất giàu L-dopa, nhưng bạn không nên tự ý tiêu thụ nó thay thế cho thuốc điều trị bệnh Parkinson.

Cách thêm đậu tằm vào chế độ ăn uống

Đậu tằm là thực phẩm đa năng, bạn có thể dùng làm bữa chính hay đồ ăn nhẹ đều được. Bạn nên luộc đậu trong khoảng 30 giây sau đó cho vào nước đá sẽ giúp làm mềm phần vỏ và từ đó lột ra dễ dàng hơn.

Bạn có thể hấp đậu trước, tẩm gia vị và dầu ô liu để ăn trực tiếp. Hoặc để nướng đậu, bạn đun sôi trong 30 phút trước, để ráo rồi thêm dầu ô liu, gia vị. Cho đậu vào lò nướng thêm 30 phút ở 190 độ C. Đậu tằm chín có thể làm nguyên liệu trong các món salad, cơm, mì uống, soup hay pizza đều được.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 10 Sự thật về bệnh Parkinson
Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 03/02/2025

    Du xuân khỏe mạnh: những lưu ý khi đi du lịch dịp Tết

    Tết Nguyên Đán, thời điểm sum vầy và cũng là dịp để nhiều gia đình tận hưởng những chuyến du xuân, khám phá những miền đất mới.

  • 02/02/2025

    Khởi động năm mới với năng lượng tràn đầy: lịch trình tập luyện cho 30 ngày

    Gợi ý lịch trình tập luyện 30 ngày đầu năm mới, phù hợp với những người bận rộn. Bài tập đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, không cần dụng cụ.

  • 01/02/2025

    Lý do nên ăn củ cải ngâm giấm vào mùa đông

    Củ cải là loại rau được yêu thích trong mùa đông và được dùng để chế biến nhiều món ăn. Củ cải ngâm giấm không chỉ giúp ngon miệng mà còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

  • 01/02/2025

    Giấc ngủ ngon cho năm mới thịnh vượng: Tạm biệt những đêm mất ngủ ngày Tết

    Tết Nguyên Đán, khoảnh khắc sum vầy và hy vọng, thường đi kèm với những thay đổi trong nhịp sống. Niềm vui gặp gỡ, du xuân và tiệc tùng có thể khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng.

  • 31/01/2025

    Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng bia không cồn

    Bia không cồn được xem là một lựa chọn thay thế an toàn cho bia có cồn, nhưng thực tế loại đồ uống này có thể gây nguy hiểm cho một số nhóm người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn khi tiêu thụ bia không cồn, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc những người đang trong quá trình hồi phục sau rối loạn sử dụng rượu bia.

  • 31/01/2025

    5 cách phòng bệnh tiêu hóa cho trẻ dịp Tết

    Cha mẹ cho trẻ ăn đúng giờ, tránh một lần quá nhiều, hạn chế chất béo và đồ ngọt để tránh đầy bụng, phòng các bệnh tiêu hóa.

  • 31/01/2025

    Khởi đầu năm mới đầy cảm hứng: Ứng dụng thiền định vào cuộc sống

    Năm mới là thời điểm lý tưởng để ta nhìn lại hành trình đã qua và xác định những mục tiêu mới, những thay đổi tích cực cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về sự nghiệp, tài chính, hay các mối quan hệ, việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cũng là điều vô cùng quan trọng.

  • 30/01/2025

    Cách duy trì bữa ăn cân bằng trong ngày tết

    Kỳ nghỉ lễ là thời điểm để tận hưởng các món ăn ngon và quây quần bên gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, giữa những bữa tiệc thịnh soạn, bánh kẹo ngọt và lịch trình bận rộn, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng trở thành thách thức với phần lớn chúng ta. Dưới đây là năm cách giúp bạn đảm bảo dinh dưỡng trong những ngày Tết mà vẫn thưởng thức được hương vị đặc trưng của mùa lễ.

Xem thêm