Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh Parkinson ở người cao tuổi

Bệnh Parkinson có nguyên nhân là do một số tế bào não nhất định không hoạt động. Những tế bào này chịu trách nhiệm kiểm soát và phối hợp vận động. Do đó, bệnh nhân Parkinson thường bị run tay chân hoặc gặp các vấn đề về di chuyển và đi lại.

Triệu chứng của Parkinson

Các triệu chứng có thể khởi phát rất nhẹ, ví dụ, người bệnh có thể cảm thấy run nhẹ hoặc cảm thấy chân bị cứng và co kéo nhẹ. Triệu chứng có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên chi.

Triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Gặp các vấn đề về đi lại và giữ thăng bằng
  • Co cứng các cơ
  • Đau cơ
  • Tụt huyết áp khi đứng lên
  • Gù lưng
  • Táo bón
  • Vã mồ hôi và không thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
  • Chớp mắt chậm
  • Khó nuốt
  • Nói chậm và nhỏ hơn
  • Chảy nước dãi, nước mũi.

Các vấn đề về di chuyển bao gồm

  • Khó khăn khi di chuyển, như khó khăn lúc bắt đầu đi bộ hoặc đứng dậy khỏi ghế
  • Di chuyển chậm
  • Mất khả năng di chuyển tinh tế của tay (chữ viết có thể trở nên nhỏ và khó đọc hơn)
  • Khó khăn trong việc ăn uống.

Triệu chứng run cơ:

  • Thường xảy ra khi các chi không chuyển động hoặc nghỉ ngơi
  • Xảy ra khi giơ tay, chân lên
  • Triệu chứng biến mất khi di chuyển
  • Triệu chứng run cơ trở nên tệ hơn khi mệt mỏi, căng thẳng hoặc kiệt sức
  • Có thể gây run ở vùng đầu như môi, lưỡi.

Các triệu chứng khác như lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, trầm cảm, mất trí nhớ…

Điều trị

Hiện tại chưa có cách chữa khỏi bệnh Parkinson nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Dùng thuốc: Bác sỹ có thể sẽ kê thuốc để giúp bạn kiểm soát việc run cơ và các triệu chứng về chuyển động. Những loại thuốc này sẽ làm tăng lượng dopamin trong não bộ. Bạn cũng có thể phải dùng thuốc để điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc, giảm đau và điều chỉnh giấc ngủ.

Thuốc điều trị Parkinson có thể sẽ có một vài tác dụng phụ như gây ra mơ hồ, ảo giác, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, choáng váng, ngất xỉu, mất kiểm soát hành vi, mê sảng. Báo ngay với bác sỹ nếu bạn gặp phải các triệu chứng này.

Phẫu thuật: Phẫu thuật không chữa khỏi Parkinson nhưng có thể làm giảm các triệu chứng. Các loại phẫu thuật bao gồm: kích thích não sâu, phá hủy các tế bào mô não gây ra các triệu chứng Parkinson hoặc cấy ghép tế bào gốc

Thay đổi lối sống: Thay đổi một vài thói quen thường ngày có thể giúp bạn đối mặt với bệnh Parkinson

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và không hút thuốc lá
  • Thay đổi loại thức ăn/đồ uống nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhai nuốt.
  • Luyện tập thể thao càng nhiều càng tốt nếu bạn cảm thấy khỏe. Không nên luyện tập quá sức nếu bạn cảm thấy mình không được khỏe.
  • Nghỉ ngơi khi cần và tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Dùng vật lý trị liệu để giúp bạn có thể không bị phụ thuộc vào người khác và giảm nguy cơ té ngã.
  • Lắp đặt tay vịn trong nhà để giảm nguy cơ té ngã, đặc biệt là trogn nhà tắm và dọc cầu thang
  • Sử dụng các phương tiện hỗ trợ để đi lại dễ dàng hơn như xe lăn, thang giường, ghế trong phòng tắm hoặc gậy chống.
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm