Theo một số nghiên cứu của Hoa Kỳ, khoảng 70% dân số trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, bệnh được điều trị hiệu quả. ThS.BS Nguyễn Tấn Luông, Phó Trưởng Khoa Ngoại thần kinh (Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ) chia sẻ về các dấu hiệu sớm nhận diện bệnh thoát vị đĩa đệm, nguy cơ dẫn đến bệnh và việc phòng tránh, điều trị bệnh.
Thời gian gần đây, chị Ngọc Giao (36 tuổi, làm nghề trang điểm ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) thường đau nhức cột sống. Chị nghe người quen hướng dẫn đi châm cứu và đắp thuốc Nam, thuốc Bắc nhưng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng. Đau nhức quá, chị Giao đến bệnh viện thăm khám, được các bác sĩ ngoại thần kinh chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm và điều trị nội khoa. Chị Giao cho biết, từ khi uống thuốc đến nay, chị đỡ đau và đi lại dễ dàng hơn.
Các chuyên gia lý giải: Cột sống gồm nhiều đốt sống, giữa hai đốt sống có một đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nhân đĩa đệm bị đè nén, thoát vị vào trong ống sống gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh, gây ra các triệu chứng về vận động, cảm giác, đau lan dọc theo rễ thần kinh chi phối các chi. Cột sống phân chia 3 đoạn cơ bản: Cổ, ngực và thắt lưng. Trong thoát vị đĩa đệm, hay gặp nhất là vùng cột sống thắt lưng, kế đến là cột sống cổ, ít gặp cột sống ngực. Tùy tổn thương đĩa đệm mà khi bị thoát vị sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương ứng.
Đoạn cổ thường biểu hiện: Đau chủ yếu vùng sau cổ lan ra vùng vai đến một hoặc hai tay, cánh tay, cẳng tay và cảm giác tê các đầu ngón tay. Đoạn lưng thường biểu hiện: Đau vùng cột sống lưng lan xuống một hoặc hai chân; mông, đùi, cẳng chân và xuống bàn chân. Hạn chế vận động cột sống thắt lưng do đau, đau tăng lên khi ho, hắt hơi và rặn, giảm đau khi gập gối và đùi lên bụng. Bệnh nhân còn có rối loạn cảm giác tê như kiến bò ở bắp chân hoặc ở gan bàn chân.
Nguyên nhân thường gặp nhất trong thoát vị đĩa đệm cột sống là thoái hóa cột sống, đĩa đệm và chấn thương cột sống. Thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặp ở tuổi trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi và người trên 60 tuổi. Đại đa số thường xảy ra từ 20 - 49 tuổi bởi đó là thời kỳ con người hoạt động mạnh nhất, đĩa đệm cột sống phải chịu tác động trọng tải lớn và các chấn thương.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, có thể do nam giới lao động, mang vác nặng nhiều hơn nữ giới. Đặc điểm công việc liên quan tư thế vận động: Trong các công việc liên quan thoát vị đĩa đệm cột sống, thường gặp những người làm công việc mang vác nặng. Một số nghề nghiệp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm do cột sống phải vận động quá giới hạn, ngồi lâu làm việc trong tư thế gò bó, độ rung lớn, tư thế cột sống quá ưỡn, quá gù hay vẹo cột sống có thể kết hợp với xoay vặn hoặc sau một đợt mang vác nặng cũng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, có thể dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Thực tế, nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không đến bệnh viện làm các xét nghiệm chẩn đoán, điều trị mà đắp thuốc, châm cứu theo dân gian. Quá trình khám bệnh, BS Nguyễn Tấn Luông thỉnh thoảng gặp, khi bệnh nhân qua quá trình điều trị lâu dài mà không thuyên giảm hoặc có thể nặng hơn, đến khám bác sĩ chuyên khoa, bệnh có phần trầm trọng hơn. Đến giai đoạn muộn hơn đã teo cơ ở tay hay chân tùy thuộc rễ thần kinh bị tổn thương hoặc có thể yếu vận động chi do thoát vị đĩa đệm.
Khả năng điều trị bị hạn chế đối với những trường hợp chậm trễ đến bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có thể bị những dấu hiệu nặng trong bệnh lý như: Yếu, thậm chí liệt chi, tiêu, tiểu khó, rối loạn sinh dục. Những trường hợp này, hiệu quả điều trị kém và phải qua quá trình phục hồi lâu dài, thậm chí không hồi phục, tốn kém nhiều chi phí, công sức, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều phương pháp khác nhau điều trị thoát vị đĩa đệm hay bệnh cột sống. Tùy loại thoát vị, vị trí hay mức độ tổn thương mà điều trị nội khoa hay ngoại khoa… Khi bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn, chẩn đoán sớm và tuân thủ điều trị đúng, sẽ có kết quả tối ưu nhất.
Tránh các bài thể dục quá nặng BS Nguyễn Tấn Luông, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ khuyến cáo, để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, các bệnh lý cột sống nói chung, những người trên 60 tuổi và người có nghề nghiệp lao động mang vác nặng, tư thế lao động phải ngồi nhiều, nhào lộn, lái xe có độ rung lớn… nên dùng đai cột sống thắt lưng để phòng bệnh, hạn chế thoái hóa cột sống và thoái hóa đĩa đệm có thể gây thoát vị đĩa đệm. Chú ý giữ cột sống thẳng trong lúc làm việc; tập thể dục, thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội; tránh vận động cột sống thắt lưng quá mức, đặc biệt là động tác cúi nâng vật nặng hoặc xoay cột sống quá mức; tránh chấn thương cột sống. Khi bị đau nhức xương khớp, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả, tránh để lại biến chứng đáng tiếc, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. |
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh