Phương pháp ngậm dưới lưỡi đầu tiên trị Parkinson
Một trong số những triệu chứng điển hình của parkinson là sự run rẩy, cứng khớp, di chuyển chậm, hoặc các triệu chứng khác. Những đợt OFF này có thể xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy và trong suốt cả ngày. Kynmobi hòa tan dưới lưỡi để giúp những người bị Parkinson cải thiện các triệu chứng OFF khi cần thiết.
Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính do mất các tế bào sản sinh dopamine. Trong vòng 4 – 6 năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh, các đợt OFF ảnh hưởng đến khoảng 60% người bệnh Parkinson.
Giáo sư Stewart Factor thuộc trường y Đại học Emory cho biết: “Một vài năm sau khi được chẩn đoán bệnh Parkinson, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi ra khỏi giường buổi sáng hoặc đứng dậy sau khi ngồi ghế, hoặc cảm thấy bị đông cứng khi đi lại do tác dụng của các thuốc duy trì giảm dần. Sự phê chuẩn kynmobi cho phép thêm vào liệu trình điều trị của người bệnh một công cụ để giải quyết triệt để các cơn OFF khi bệnh Parkinson tiến triển nặng hơn.”
Phim ngậm dưới lưỡi kynmobi (apomorphin hydrochloride), một công thức mới của apomorphin, một chất chủ vận dopamine, là liệu pháp ngậm dưới lưỡi đầu tiên và duy nhất để điều trị nhanh chóng theo yêu cầu các đợt OFF gây ra do bệnh Parkinson. Kynmobi có thể được sử dụng tối đa năm lần một ngày. Hiện tại, chưa có thông tin về tính an toàn và hiệu quả của kynmobi trên trẻ em.
Không dùng kynmobi nếu bạn đang dùng các thuốc đối kháng 5HT3 chống buồn nôn, bao gồm ondansetron, granisetron, dolasetron, palonosetron và alosetron. Đã có trường hợp người dùng ondansetron cùng với apomorphin, hoạt chất trong kynmobi, bị huyết áp rất thấp và mất ý thức.
Không sử dụng kynmobi nếu bạn bị dị ứng với apomorphin hydrochloride hoặc với bất kỳ thành phần nào trong kynmobi. Kynmobi cũng chứa một chất sulfite gọi là natri metabisulfite. Các chất sulfite có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng ở một số người. Dị ứng với sulfite không giống như dị ứng với sulfa. Những người mắc bệnh hen suyễn có nhiều khả năng bị dị ứng với sulfite. Hãy đến ngay cơ sở y tế nếu bạn bị nổi mề đay, ngứa, phát ban, sưng môi, lưỡi và miệng, đỏ mặt (đỏ bừng), đau họng, khó thở hoặc khó nuốt.
Trước khi dùng kynmobi, hãy cho bác sĩ biết về tất cả các triệu chứng của bạn, bao gồm việc bạn: Khó duy trì trạng thái tỉnh táo ban ngày; có vấn đề về gan; bị chóng mặt; có vấn đề về thận; hay bị ngất; có vấn đề về tim; huyết áp thấp; đã từng bị đột quỵ hoặc các vấn đề về não khác; bị hen; bị rối loạn tâm thần; dị ứng với bất kì thuốc nào chứa sulfite; uống rượu; đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai (hiện tại chúng ta không biết liệu kynmobi có gây hại cho bào thai không); đang cho con bú hoặc có kế hoạch cho con bú (hiện tại chúng ta không biết liệu kynmobi có đi vào sữa mẹ hay không. Bác sĩ sẽ quyết định liệu bạn nên dùng kynmobi hay cho con bú)…
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng các thuốc, bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc mua tại quầy, các loại vitamin, các loại thực phẩm chức năng thảo dược… vì kynmobi có thể làm ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của các thuốc này và ngược lại. Sử dụng kynmobi cùng với các thuốc khác có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn dùng nitroglycerin ngậm dưới lưỡi khi sử dụng kynmobi, bạn sẽ bị tụt huyết áp và chóng mặt.
Kynmobi có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:
-Buồn nôn và nôn mửa: Buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến của kynmobi. Bác sĩ có thể kê thuốc chống nôn, chẳng hạn như trimethobenzamide để giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn.
-Buồn ngủ hoặc ngủ vào ban ngày: Buồn ngủ là một tác dụng phụ nghiêm trọng và phổ biến của kynmobi. Một số người được điều trị bằng kynmobi có thể buồn ngủ vào ban ngày hoặc ngủ thiếp đi mà không có dấu hiệu báo trước khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như nói chuyện, ăn uống hoặc lái xe.
-Chóng mặt: Chóng mặt là một tác dụng phụ nghiêm trọng và phổ biến của kynmobi. Kynmobi có thể hạ huyết áp và gây chóng mặt. Chóng mặt có thể xảy ra khi bắt đầu điều trị kynmobi hoặc khi tăng liều kynmobi. Đừng đứng dậy quá nhanh từ khi ngồi hoặc sau khi nằm, đặc biệt nếu bạn đã ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài.
-Kích ứng miệng: Kích ứng miệng là một tác dụng phụ thường gặp của Kynmobi. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu miệng bạn bị đỏ, loét, khô (miệng, môi hoặc lưỡi), sưng tấy, đau, hoặc đau khi nuốt.
-Té ngã: Những thay đổi có thể xảy ra khi bị bệnh Parkinson và tác dụng của một số loại thuốc Parkinson có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Kynmobi cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã.
-Ảo giác hoặc hành vi tâm thần: Kynmobi có thể gây ra hoặc làm cho hành vi tâm thần trở nên tồi tệ hơn, bao gồm ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những điều không có thật), nhầm lẫn, nghi ngờ quá mức, hành vi hung hăng, kích động, niềm tin ảo tưởng (tin vào những điều không có thật) và suy nghĩ vô tổ chức.
-Các thôi thúc mãnh liệt: Một số bệnh nhân Parkinson có một sự thôi thúc mới, nhiều khi mãnh liệt và không kiểm soát được, khiến họ cá cược, tăng nhu cầu tình dục, tăng ham muốn tiêu tiền… khi dùng thuốc điều trị Parkinson, bao gồm cả kynmobi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn hoặc người thân có những thôi thúc này. Chúng có thể sẽ biến mất nếu giảm liều hoặc ngừng thuốc kynmobi.
-Sốt cao và lú lẫn: Kynmobi có thể gây vấn đề ở các bệnh nhân đột ngột giảm liều, ngừng thuốc, hoặc thay đổi liều thuốc. Các triệu chứng bao gồm: Sốt rất cao, lú lẫn, cứng cơ, thay đổi nhịp thở và nhịp tim… Vì vậy, không được ngừng hoặc thay đổi liều kynmobi trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ.
-Các vấn đề về tim mạch: Nếu bạn bị khó thở, tim đập nhanh, đau ngực hoặc cảm thấy như sắp ngất đi (ngất xỉu) trong khi dùng kynmobi, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.
- Cương cứng gây đau kéo dài: Kynmobi có thể gây cương cứng kéo dài ở một số người. Nếu bạn bị cương cứng gây đau kéo dài, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của kynmobi bao gồm: Buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, sưng, đau, hoặc loét miệng.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 10 Sự thật về bệnh Parkinson
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.