Hội chứng Parkinson là gì, khác gì bệnh Parkinson?
Hội chứng Parkinson và bệnh Parkinson có các triệu chứng giống nhau, dễ gây nhầm lẫn do đều bắt nguồn từ sự thiếu hụt dopamine - chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp các tế bào não kiểm soát các hoạt động, cử động, giúp giữ thăng bằng.
Tuy nhiên, bệnh Parkinson xảy ra do tình trạng thiếu hụt dopamine khi các tế bào sản sinh dopamine trong não bị tổn thương hoặc chết đi. Đây còn gọi là Parkinson nguyên phát.
Trong khi đó, hội chứng Parkinson được gọi là Parkinson thứ phát, nguyên nhân chủ yếu do sự mất cân bằng giữa chất dẫn truyền thần kinh dopamine và chất ức chế dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Đó có thể là do những chấn thương cơ học vùng não bộ như chấn thương não hoặc viêm màng não, u não, đột quỵ, thiếu máu não mạn tính, hay bị nhiễm độc thần kinh do hóa chất, thuốc điều trị.
Nguyên nhân gây hội chứng Parkinson
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hội chứng Parkinson, ví dụ như:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần, trị buồn nôn…
Hội chứng Parkinson có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Các chấn thương vùng đầu thường lặp đi lặp lại, ví dụ như chấn thương ở những người chơi đấm bốc.
- Một số bệnh thoái hóa thần kinh, ví dụ như bệnh teo đa hệ thống, mất trí nhớ thể Lewy, bệnh bại liệt tiến triển.
- Tiếp xúc với độc tố, chẳng hạn như CO, xyanua…
- Tổn thương não bộ như có khối u, tụ dịch trong não.
- Các bệnh rối loạn chuyển hóa như suy gan mạn tính, bệnh Wilson.
Làm sao kiểm soát hội chứng Parkinson?
Quản lý bằng thuốc:
Đối với hội chứng Parkinson xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc giảm liều hoặc sử dụng các loại thuốc khác để “đảo ngược” tình trạng bệnh.
Với một số dạng khác của hội chứng Parkinson, việc dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson, ví dụ như thuốc kết hợp carbidopa-levodopa (Sinemet, Duopa, Stalevo) có thể giúp ích. Tuy nhiên, những loại thuốc này dường như không có hiệu quả đối với một số dạng hội chứng Parkinson nhất định, do đó bạn nên trao đổi với bác sỹ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Các biện pháp kiểm soát khác:
- Thay đổi lối sống lành mạnh cũng có thể giúp bạn đối phó với hội chứng Parkinson. Người bệnh nên cố gắng duy trì hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên, đặc biệt các bài tập như đi bộ, thiền, yoga.. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế uống rượu bia, cà phê, hạn chế hút thuốc lá bởi đây là các chất kích thích làm rối loạn chức năng não bộ khiến triệu chứng run chân khó kiểm soát hơn.
- Chủ động tạo môi trường sống, làm việc an toàn: Nếu dáng đi, khả năng giữ cân bằng của bạn đã bị suy yếu, hãy xem xét tới việc lắp đặt thêm các thanh vịn, tay cầm tại nhà vệ sinh, ven tường… Bạn cũng nên loại bỏ bớt các chướng ngại vật trong nhà, ví dụ như những tấm thảm dễ trơn trượt, giữ các vật dụng hay dùng trong tầm tay.
- Bổ sung các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh nguồn gốc thảo dược đang được nhiều người mắc hội chứng Parkinson áp dụng thành công.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hai thảo dược truyền thống là thiên ma, câu đằng có chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên tương tự như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, đồng thời gián tiếp làm tăng nồng độ dopamine trong não bộ. Do đó, hai loại thảo dược này có thể làm chậm tiến triển của bệnh và hội chứng Parkinson, làm giảm dần các triệu chứng run, phục hồi khả năng vận động bình thường cho cơ thể.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Xét nghiệm máu đơn giản giúp phát hiện bệnh Parkinson