Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu thêm về tật nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng thường để lại hậu quả là những tổn thương về răng và đau hàm, đôi khi gây ra cả những ảnh hưởng về tâm lý và căng thẳng hàng ngày.

Nghiến răng ban đêm là một rối loạn thường gặp khi ngủ, gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Đây được coi là một rối loạn lớn về giấc ngủ bởi thường không được phát hiện ra cho đến khi có các tổn thương về răng. Nghiến răng khi ngủ xảy ra với khoảng 5-20% người trưởng thành và phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, thanh thanh thiếu niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Nghiến răng rất hiếm khi khởi phát sau tuổi 40, tỷ lệ mắc cũng giảm đi theo tuổi.

Nghiến răng thường xảy ra trung bình 25 lần một đêm, mỗi lần kéo dài khoảng 4-5 giây. Như vậy, trong một đêm, người có tật nghiến răng sẽ nghiến răng tổng cộng khoảng hơn 2 phút.

Nguyên nhân của tật nghiến răng

Hiện vẫn chưa biết rõ nguyên nhân của tật nghiến răng. Các yếu tố ảnh hưởng đến tật nghiến răng bao gồm: stress, chấn thương vùng hàm mặt, rối loạn chức năng hệ thần kinh, dinh dưỡng kém và các bệnh dị ứng. Sử dụng rượu và một số loại thuốc cũng có thể làm gia tăng sự xuất hiện của tật nghiến răng.

Trẻ nhỏ có tật nghiến răng thường sẽ không còn tật này khi trưởng thành. Tuy nhiên, nghiến răng có thể ảnh hưởng đến những người trưởng thành trong một khoảng thời gian không xác định. Những người trưởng thành có tật nghiến răng thường sẽ tăng tần suất nghiến răng trong khi bị stress (ví dụ như khi lo lắng các vấn đề về sức khỏe, gia đình hay công việc).

Dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng

Nghiến răng có thể gây ra hội chứng khớp thái dương (là hội chứng mà sụn xung quanh khớp hàm trên và hàm dưới bị kích thích). Sự kích thích này có thể gây đau hàm và đau tai. Đau đầu liên quan đến căng cơ và khớp cũng là một triệu chứng phổ biến đi kèm với tật nghiến răng.

Việc tiếp xúc giữa bề mặt răng hàm trên và hàm dưới có thể làm cho răng bị nghiến quá mức, gây ra mất cân bằng giữa bên trái và bên phải hàm khi ngậm miệng, dẫn đến các bệnh nha chu và gây tăng áp lực cho các mô răng và chân răng. Thỉnh thoảng nghiến răng hoặc nghiến răng nhẹ có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng, nghiến răng mãn tính, liên tục có thể dẫn đến đau hàm và đau tai, dẫn đến các bệnh về răng lợi, thậm chí gây mất răng, gãy răng hoặc mất khả năng phục hồi của răng.

Và cũng như các rối loạn khi ngủ khác, nghiến răng có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn. Âm thanh tạo ra khi nghiến răng có thể gây ồn và làm ngắt quãng giấc ngủ của người ngủ cùng hoặc bạn cùng phòng. Hậu quả là những người có người thân có tật nghiến răng cũng sẽ phát triển các triệu chứng thứ cấp, như ngủ không ngon giấc.

Điều trị tật nghiến răng

Có hai mục tiêu chính trong việc điều trị tật nghiến răng: giảm căng thẳng và chăm sóc răng miệng.

Các liệu pháp thư giãn có thể làm giảm các stress có liên quan đến tật nghiến răng. Ngồi thiền và các hoạt động thư giãn có thể làm giảm tật nghiến răng.

Để ngăn chặn những tổn thương sâu hơn về răng, các nha sỹ có thể cho bệnh nhân sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm bằng cao su.

Một số phương pháp áp dụng tại nhà để làm giảm tật nghiến răng:

Giảm căng thẳng trong cuộc sống: Nếu bạn nghi ngờ những căng thẳng hàng ngày là nguyên nhân gây ra vấn đề, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này. Các kỹ thuật thư giãn có thể giúp bạn đối phó với stress và sự tức giận. Thậm chí một số điều bình thường như tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng có thể giúp ích cho bạn.

Làm ấm cơ vùng mặt: Đặt một chiếc khăn mặt ấm lên mặt vào buổi sáng để thư giãn cơ vùng mặt.

Nhai thức ăn mềm: Tránh ăn những loại thức ăn như kẹo cứng, bánh mỳ giòn hoặc bánh mỳ nướng và tránh nhai kẹo cao su. Không nhai các đồ vật như đầu bút chì hoặc đá.

Dùng thuốc giảm đau: Aspirin, acetaminophen và các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn khác có thể giúp bạn giảm đau hàm.

Giảm hoặc không sử dụng rượu: Tật nghiến răng thường sẽ trở nên tệ hơn sau khi bạn sử dụng các loại đồ uống có cồn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đối phó với ngáy ngủ

Ths.Bs.Cao Thanh Hóa - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthcommunities
Bình luận
Tin mới
  • 28/04/2025

    Nguyên tắc vàng khi chọn sữa cho trẻ Suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em là một tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc cấp tính, ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Trẻ có cân nặng quá thấp (<-2SD) so với chuẩn là SDD nhẹ cân, trẻ có chiều cao thấp (<-2SD) so với chuẩn là được gọi là SDD thấp còi.

  • 28/04/2025

    Du lịch mùa lễ: Bí quyết bảo vệ sức khỏe khi đi xa

    Mùa lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để mọi người rời xa nhịp sống thường nhật, tận hưởng những chuyến đi đầy thú vị bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu, cùng với những hoạt động di chuyển liên tục có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 27/04/2025

    Nguyên nhân nào có thể gây ra rối loạn cương dương?

    Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.

  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

Xem thêm