Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ảnh hưởng về tâm lý khi mang thai ở tuổi vị thành niên

Theo Bộ Y tế và dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, có khoảng gần 250.000 trẻ sinh ra năm 2014 từ các bà mẹ là trẻ vị thành niên, và có khoảng 77% trong số này là mang thai ngoài ý muốn. Mang thai ở tuổi vị thành niên có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của một người mẹ trẻ.

Ảnh hưởng về tâm lý khi mang thai ở tuổi vị thành niên

Mang thai và trở thành mẹ không chỉ tạo ra các thay đổi về mặt thể chất mà còn tạo ra rất nhiều thay đổi về mặt tinh thần. Những bà mẹ trẻ tuổi vị thành niên sẽ phải đối mặt với:

  • Tình trạng mất ngủ vào ban đêm
  • Sắp xếp việc chăm sóc con
  • Thường xuyên phải đi khám bác sỹ
  • Sẽ phải kết thúc việc đi học sớm hơn.

Không phải tất cả các bà mẹ trẻ đều sẽ trải qua các thay đổi về mặt tâm lý, nhưng hầu hết họ sẽ phải trải qua. Nếu bạn đang trải qua những biến động về tâm lý sau khi sinh, việc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người khác và của các chuyên gia tâm lý là hết sức cần thiết.

Các nghiên cứu về mang thai tuổi vị thành niên và sức khỏe tinh thần

Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Pediatrics nghiên cứu trên hơn 6.000 phụ nữ Canada, trong độ tuổi từ vị thành niên cho đến tuổi trưởng thành chỉ ra rằng: các em gái trong độ tuổi từ 15-19 sẽ có tỷ lệ bị trầm cảm sau sinh cao gấp đôi so với những phụ nữ trưởng thành trên 25 tuổi.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, các bà mẹ tuổi vị thành niên phải đối mặt với các căng thẳng về tâm thần trầm trọng hơn, do đó làm tăng các lo ngại về sức khỏe tinh thần. Ngoài việc tăng tỷ lệ trầm cảm sau sinh, làm mẹ ở tuổi vị thành niên cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Làm mẹ ở tuổi vị thành niên cũng làm tăng tỷ lệ có ý nghĩ tự tử hơn so với bạn bè cùng trang lứa chưa làm mẹ và làm tăng các rối loạn do chấn thương tâm lý hơn. Điều này có thể được lý giải là do những trẻ làm mẹ ở tuổi vị thành niên có thể đã từng trải qua những trải nghiệm về việc bị lạm dụng về mặt thể xác và/hoặc tinh thần nhiều hơn.

Các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà trẻ vị thành niên phải đối mặt khi làm mẹ

Làm mẹ ở tuổi vị thành niên sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe tinh thần liên quan đến quá trình sinh nở và trở thành mẹ. Ví dụ về các vấn đề này bao gồm:

Hội chứng ủ rũ sau sinh (baby blues): là hội chứng xảy khoảng 1-2 tuần sau khi sinh. Triệu chứng bao gồm việc thay đổi cảm xúc, lo âu, buồn rầu, khó tập trung, gặp vấn đề về ăn uống và khó ngủ.

Trầm cảm: Trở thành mẹ khi ở tuổi vị thành niên là một yếu tố nguy cơ của bệnh trầm cảm. Nếu em bé bị sinh non (trước 37 tuần) hoặc có biến chứng khi sinh, nguy cơ trầm cảm cũng sẽ tăng lên.

Trầm cảm sau sinh: Đây là hội chứng nghiêm trọng hơn hội chứng ủ rũ sau sinh. Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên thường có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn gấp 2 lần so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Triệu chứng của trầm cảm sau sinh đôi khi dễ gây nhầm lẫn với hội chứng ủ rũ sau sinh. Triệu chứng của hội chứng ủ rũ sau sinh sẽ biến mất sau một vài tuần nhưng triệu chứng trầm cảm sẽ không biến mất.

Ngoài ra, các triệu chứng trầm cảm sau sinh còn bao gồm:
  • Gặp khó khăn khi tạo ra mối liên kết với em bé
  • Mệt mỏi quá mức
  • Cảm thấy mình vô dụng
  • Lo âu
  • Hoảng loạn
  • Có suy nghĩ về việc sẽ làm hại em bé
  • Không còn thấy hứng thú với những sở thích trước kia

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này sau khi sinh, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ bởi không phải chỉ có mình bạn bị như vậy. Nên nhớ rằng, rất nhiều phụ nữ cũng bị trầm cảm sau sinh.

Các yếu tố nguy cơ của các rối loạn tâm lý

Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên thường dễ rơi vào nhóm có đặc điểm nhân khẩu học làm cho nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý cao hơn. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Trình độ học vấn của cha mẹ thấp
  • Đã từng bị lạm dụng thể xác và/hoặc tinh thần
  • Sống trong môi trường hỗn loạn, không ổn định
  • Sống ở những cộng đồng nghèo, có thu nhập thấp

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm giảm các rối loạn tinh thần ở các bà mẹ tuổi vị thành niên. Nếu các bà mẹ tuổi vị thành niên có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía mẹ ruột và từ phía bố của em bé, thì nguy cơ cũng sẽ giảm đi.

Dành cho các bà mẹ tuổi vị thành niên

Khi trở thành mẹ ở tuổi vị thành niên, tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ bất cứ khi nào có thể sẽ giúp giảm các vấn đề về tâm lý. Sự giúp đỡ có thể đến từ:

  • Cha mẹ ruột
  • Ông bà
  • Bố đứa trẻ và gia đình của họ
  • Bạn bè
  • Bác sỹ hoặc các nhân viên y tế

Việc các bà mẹ trẻ tìm kiếm sự chăm sóc trước sinh là rất quan trọng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chăm sóc trước sinh có thể cho cả mẹ và em bé có được những trạng thái sức khỏe tốt nhất trong và sau sinh.

Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên cũng thường ít gặp các vấn đề về tâm lý hơn và có khả năng tài chính tốt hơn nếu tốt nghiệp trung học phổ thông. Nếu được nhà trường tạo điều kiện để những bà mẹ tuổi vị thành niên có thể hoàn thành việc học tập thì hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và cố gắng hoàn thành chương trình giáo dục. Cho dù việc này, đối với các bà mẹ trẻ, là rất căng thẳng, nhưng lại rất quan trọng cho tương lai của chính các bà mẹ cũng như của em bé sau này.

Sinh con ở tuổi vị thành niên khiến bà mẹ có rất nhiều nguy cơ về tâm lý so với việc sinh con ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, trở thành một người mẹ chưa bao giờ là dễ dàng, cho dù ở bất cứ độ tuổi nào.

Khi trở thành mẹ ở tuổi vị thành niên, vừa phải chăm sóc cho bản thân và vừa phải chăm sóc cho em bé là điều đặc biệt khó khăn mà các bà mẹ tuổi vị thành niên phải đối mặt và trải qua. Biết đến các yếu tố nguy cơ cũng như biết được các địa chỉ có thể hỗ trợ sẽ có thể giúp ích các mẹ tuổi vị thành niên trong việc giảm áp lực và căng thẳng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mang thai ở tuổi vị thành niên: làm sao giúp con vượt qua?

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm