Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách duy trì thăng bằng, phòng té ngã cho người bệnh Parkinson

Té ngã là một vấn đề thường gặp ở người bệnh Parkinson bởi căn bệnh làm cho các cơ bắp bị co cứng, khó cử động và giảm khả năng giữ thăng bằng. Việc phòng ngừa té ngã cho người bệnh Parkinson là rất quan trọng để tránh những chấn thương nguy hiểm.

Cách duy trì thăng bằng, phòng té ngã cho người bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson nên cẩn thận nguy cơ té ngã, chấn thương tại nhà

Cách phòng té ngã cho người bệnh Parkinson tại nhà

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh Parkinson, cần tạo một không gian an toàn để tránh cho người bệnh bị té ngã, đặc biệt là khu vực cầu thang, phòng tắm, sàn nhà. Cụ thể như sau:

- Sàn nhà: Chú ý loại bỏ hết các loại dây điện, dây nối lỏng lẻo, không nên dùng thảm vì dễ trơn trượt. Bạn cũng nên tránh bày bừa đồ vật trên sàn nhà, tốt hơn hết là giữ đồ đạc ở đúng nơi quy định.

- Phòng tắm: Bạn nên lắp thanh vịn trên tường, sử dụng thảm chống trượt trong phòng tắm để tránh té ngã.

- Thắp sáng trong nhà: Đảm bảo trong nhà luôn đủ sáng, đặc biệt là tại các khu vực như cầu thang, lối ra vào, phòng tắm và hành lang. Người bệnh Parkinson cũng nên đảm bảo công tắc đèn trong tầm với nếu phải thức dậy vào giữa đêm.

- Phòng bếp: Nên sử dụng thảm chống trượt tại khu vực bồn rửa bát và bếp nấu. Bạn cũng nên chú ý thường xuyên dọn dẹp các vết bẩn.

- Cầu thang: Đảm bảo cầu thang đủ sáng, có tay vịn và có gờ chống trượt. Tốt hơn hết, người bệnh Parkinson nên chuyển không gian sinh hoạt xuống các tầng thấp để hạn chế việc phải sử dụng cầu thang quá nhiều.

- Cửa ra vào: Tránh xây bục cửa quá cao. Bạn cũng có thể lắp đặt tay vịn lên phần tường tiếp giáp với tay nắm cửa để đảm bảo an toàn khi bước qua khu vực này.

Người bệnh Parkinson nên chú ý giữ nhà cửa gọn gàng để giảm nguy cơ té ngã

Cách duy trì thăng bằng cho người bệnh Parkinson

Kể cả khi đã có một không gian an toàn trong nhà, người bệnh Parkinson vẫn có nguy cơ té ngã khi đi ra ngoài. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh cần tập luyện một số thói quen để giữ thăng bằng cho cơ thể, đó là:

- Tránh việc vừa đi vừa cầm nắm đồ vật trên tay. Cầm nắm đồ vật bằng cả 2 tay khi đi lại có thể cản trở khả năng giữ thăng bằng. Tốt hơn hết, bạn nên dùng túi để đựng đồ vật, hoặc chỉ cầm đồ vật bằng một tay khi đi.

- Cố gắng vung cả 2 tay từ trước ra sau khi đi bộ. Điều này sẽ giúp người bệnh Parkinson giữ thăng bằng tốt hơn, cải thiện dáng đi và giảm mệt mỏi.

- Nên cố gắng nâng chân cao hơn khi đi bộ, tránh lê chân trên mặt đất vì điều này dễ khiến bạn mất thăng bằng.

- Khi có ý định thay đổi hướng đi, bạn nên cố đi vòng theo hình chữ “U” về phía trước và rẽ rộng hơn, thay vì thay đổi hướng đi một cách đột ngột.

- Cố gắng đứng với 2 bàn chân rộng bằng vai. Thu hẹp khoảng cách giữa 2 bàn chân có thể làm tăng nguy cơ mất thăng bằng, dễ dẫn tới té ngã.

- Người bệnh Parkinson không nên cố gắng làm nhiều việc cùng lúc. Hạn chế vừa đi vừa nhìn ngó xung quanh vì điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động. Bạn nên tập trung khi đi bộ để có thể giữ thăng bằng tốt hơn.

- Không nên đi giày có đế quá dày, đế bằng cao su vì chúng có thể làm tăng nguy cơ té ngã.

- Người bệnh Parkinson nên chú ý di chuyển chậm mỗi khi thay đổi tư thế. Ví dụ, bạn nên chờ khoảng 15 giây sau khi đứng dậy, trước khi bắt đầu đi bộ.

- Cân nhắc sử dụng gậy chống, khung tập đi… nếu cần.

Bí quyết giảm co cứng cơ, tránh té ngã cho người bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, kết hợp với các biện pháp sau đây để làm mềm cơ, tăng cường khả năng vận động của cơ thể:

- Tập luyện hàng ngày: Nên chọn các bài tập đơn giản như tập nhấc cao chân, đi bộ chuyển trọng lượng trái phải khi di chuyển 2 chân… Luyện tập thường xuyên là cách giúp máu lưu thông, các cơ bắp được hoạt động, hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh.

- Duy trì chế độ ăn khoa học: Người bệnh Parkinson nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tối thiểu là 5 - 6 bữa trong ngày, chia đều lượng thức ăn trong ngày. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả bổ sung chất chống oxy hóa, quả hạch và dầu từ thực vật. Chọn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, chế biến các món như luộc, hấp.

- Cải thiện tâm trạng: Lo lắng sẽ làm bệnh Parkinson nặng hơn. Nên duy trì không khí gia đình thoải mái, tránh cáu giận hoặc khiến người bệnh cảm giác họ là gánh nặng trong gia đình.

- Sử dụng thảo dược tăng cường dopamine cho não bộ: Sự thiếu hụt dopamine trong bệnh Parkinson chính là nguyên nhân gây co cứng cơ, run chân tay, vận động chậm chạp. Bạn có thể tăng cường nồng độ dopamine bằng cách sử dụng các thảo dược như thiên ma, câu đằng, đinh lăng, câu kỷ tử, nhục thung dung,...

Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng té ngã dù đã áp dụng các biện pháp trên, người bệnh Parkinson nên trao đổi lại với bác sỹ để tối ưu hóa các phương pháp điều trị. Bạn cũng có thể làm việc với các chuyên gia vật lý trị liệu nếu cần thực hiện các bài tập, dùng các thiết bị hỗ trợ khác để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 10 Sự thật về bệnh Parkinson

Vi Bùi H+ (Theo Webmd) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm