Dưới đây là 4 rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh suy tim:
Ngưng thở khi ngủ
Theo bác sỹ Rami Khayat từ Đại học Wexler bang Ohio (Mỹ), có tới 70% người bệnh suy tim bị ngưng thở khi ngủ. Có 2 dạng ngưng thở khi ngủ thường gặp là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là dạng phổ biến nhất, xảy ra khi các cơ phía sau cổ họng bị suy yếu, sụp xuống trong khi ngủ, gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở. Trong khi đó, ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương ít phổ biến hơn, nhưng lại thường ảnh hưởng tới người bệnh suy tim trong giai đoạn nặng, đặc biệt là nam giới.
Cả 2 tình trạng này đều có thể làm gián đoạn nhịp thở khi ngủ, khiến người bệnh thấy mệt mỏi vào ban ngày. Bác sỹ Rami Khayat cho biết: “Cả 2 dạng ngưng thở khi ngủ đều có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu theo chu kỳ, làm tăng nồng độ adrenaline trong cơ thể và có thể khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm. Tất cả những vấn đề này đều có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng kiểm soát bệnh suy tim”.
Khó thở khi nằm
Nhiều người bệnh suy tim cũng gặp phải tình trạng khó thở khi nằm, hay còn gọi là khó thở kịch phát về đêm. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đột ngột tỉnh giấc sau khi ngủ được 1 - 2 tiếng. Khó thở khi nằm có thể làm tăng áp lực, quá tải về thể tích trong buồng tâm thất. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy khá hơn khi ngồi hoặc đứng dậy.
Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ
Khi gặp phải tình trạng này, lượng các xung thần kinh tới tay, chân có thể tăng lên bất thường, khiến các chi bất giác co giật trong khi bạn ngủ. Điều này cũng có thể gây gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn thấy uể oải khi thức dậy, người mệt mỏi.
Tình trạng mất ngủ, khó ngủ cũng thường xảy ra với người mắc các bệnh mạn tính, trong đó có suy tim. Nguyên nhân thường do người bệnh hay thẩy căng thẳng, lo lắng về tình hình bệnh tật, nguy cơ nhập viện, lo ghi nhớ việc phải uống thuốc đúng giờ… Tất cả những vấn đề này đều có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ hơn.
5 cách khắc phục rối loạn giấc ngủ ở người bệnh suy tim
Điều trị ngưng thở khi ngủ
Bạn có thể cần trao đổi với bác sỹ về việc dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP). Sử dụng thiết bị này cũng có thể giúp giảm rối loạn nhịp tim, cải thiện phân suất tống máu, cải thiện khả năng bơm máu của tim cho người bệnh suy tim.
Nằm nghiêng
Nằm nghiêng một bên có thể giúp giảm ngưng thở khi ngủ cho người bệnh suy tim không chịu được CPAP. Tuy nhiên, người bệnh suy tim đã cấy ghép máy khử rung tim nên nằm nghiêng sang bên phải để cảm thấy thoải mái hơn.
Nâng cao đầu khi ngủ
Điều này giúp làm giảm tình trạng tình trạng tắc nghẽn phổi, giúp giảm tình trạng khó thở về đêm cho người bệnh suy tim.
Nâng cao chân
Nếu bạn bị sưng, phù chân hoặc bàn chân, hãy thử nâng cao chân khi ngủ để làm giảm sưng. Ngoài ra, đi tất/vớ y khoa cũng có thể giúp giảm tình trạng sưng, phù chân.
Chú ý chuẩn bị giấc ngủ
Bác sỹ Rami Khayat khuyên người bệnh suy tim nên duy trì chu kỳ thức - ngủ đều đặn, tránh uống nhiều rượu bia hoặc các thức uống có caffeine trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng các thiết bị điện tử quá gần giờ đi ngủ.
Người bệnh suy tim cũng nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, vừa sức. “Tập các bài tập tốt cho tim từ 20 - 30 phút/ngày, trong khoảng thời gian 4 - 5 tiếng trước khi đi ngủ có thể giúp người bệnh suy tim ngủ ngon hơn”, bác sỹ Rami Khayat cho biết.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.