Nguyên nhân gây bệnh
Ngoài ra thì các nguyên nhân khác về kết cấu của hàm răng như sự cản trở vướng cộm ở khớp cắn hay sự rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh nghiến răng này. Theo như một số báo cáo thì có vẻ như căn bệnh nghiến răng này còn mang tính di truyền. Tuy nhiên thì đến bây giờ chúng ta vẫn chưa chắc chắn được hoàn toàn về vấn đề này.
Căn bệnh nghiến răng khi ngủ không chỉ có ảnh hưởng xấu đến người bị bệnh mà còn có thể có tác động xấu đến những người ngủ chung. Ma sát tạo ra trong lúc nghiến răng thông thường sẽ có những áp lực rất lớn. Chúng tác động lên răng nên hàm răng có thể bị mòn, bị sâu. Thậm chí có những người nghiến răng mạnh đến mức gây sứt và vỡ răng.
Ngoài ra thì căn bệnh nghiến răng còn có thể gây ra những cơn đau đầu hoặc đau cơ mặt cho người bệnh. Đối với những người ngủ chung, âm thanh ma sát giữa hai hàm răng thường rất khó chịu. Đặc biệt trong đêm yên tĩnh thì âm thanh này lại càng to hơn. Tật nghiến răng chỉ đứng sau tật nói mớ và ngáy trong bảng xếp hạng các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp trong đời sống.
Ngoài ra, còn có thể có các nguyên nhân sau:
Di truyền từ ông bà, bố mẹ: Nguy cơ bệnh nghiến răng tăng lên khi họ hàng hoặc những người ruột thịt bị mắc.
Bị sốc, mệt mỏi vì nhiều sự kiện không tốt xảy ra: Nó cũng giống như nguyên nhân stress, bị sốc sẽ dễ khiến bạn nghiến răng.
Mộng mị, ác mộng (cũng gần giống stress) cũng có thể làm bạn nghiến răng.
Khớp cắn bất thường, do mới mất răng hoặc mới mọc răng làm lệch lạc hàm răng cũng có thể làm bạn nghiến răng khi ngủ.
Bị rối loạn thần kinh (có thể do stress): Mới bị rối loạn thần kinh vì nhiều nguyên nhân cũng khiến bạn dễ bị nghiến răng hơn.
Có thể hơi xa, nhưng suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt vitamin và canci cũng có thể làm bạn nghiến răng khi ngủ.
Sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma tuý, thuốc lá cũng có thể làm bạn bị bệnh hoặc bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Viêm răng, viêm lợi, viên nha chu, sâu răng, một vài bệnh răng miệng khác cũng có thể làm bạn bị bệnh hoặc nặng hơn…
Dùng thuốc ngủ hoặc thuốc thần kinh hoặc thuốc tác động đến hệ thần kinh.
Dấu hiệu và triệu chứng
Nghiến răng siết chặt răng ken két hoặc rất mạnh trong khi ngủ hoặc khi thức vào những lúc lo âu hoặc stress.
Mặt nhai của răng bị mòn, phẳng hoặc mẻ
Lớp men răng bị mòn, lộ ra lớp ngà răng bên trong
Sự mẫn cảm của răng tăng lên
Siết chặt hàm hoặc co cơ
Đau hàm hoặc co cứng các cơ hàm
Khớp hàm kêu lộp cộp, lạch cạch hoặc cứng hàm
Đau tai, vì co mạnh cơ hàm, không phải nguyên nhân do tai
Đau đầu âm ỉ buổi sáng
Đau vùng mặt mạn tính
Các yếu tố nguy cơ
Stress. Tăng lo âu hoặc stress có thể dẫn tới nghiến răng.
Tuổi. Tật nghiến răng khi ngủ thường gặp từ tuổi lên 10 cho tới độ tuổi 40, và có khuynh hướng giảm dần theo tuổi.
Uống cà phê hoặc hút thuốc lá. Các chất kích thích như caffein hoặc thuốc lá có thể làm cho cơ thể sản sinh thêm nhiều adrenalin, khiến tật nghiến răng trở nên nặng thêm.
Khi nào cần đi khám
Chứng nghiến răng khi ngủ thường bị bỏ qua. Hãy đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn bị đau ở hàm, mặt hoặc tai, nếu răng có hiện tượng xô lệch, hoặc nếu bạn khó cắn hoặc nhai. Cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ nếu người bạn đời của bạn phàn nàn về việc bạn nghiến răng trong khi ngủ.
Điều trị
Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho răng và giảm đau do chứng nghiến răng gây ra. Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân:
Stress. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi tư vấn bác sĩ chuyên khoa, liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu hoặc các kỹ năng quản lý stress. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một thuốc giãn cơ để tạm thời làm giảm co thắt ở hàm bị siết chặt.
Các vấn đề về răng. Nếu chứng nghiến răng có nguồn gốc từ các vấn đề về răng, nha sĩ có thể nắn chỉnh răng xô lệch. Thiết bị bảo vệ miệng hoặc răng có thể hữu ích nếu chứng nghiến răng khi ngủ đủ nặng đến mức gây tổn thương nhiều cho răng.
Tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ. Chứng nghiến răng khi ngủ do tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ có thể rất khó điều trị. Bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng thiết bị bảo vệ miệng.
Thuốc. Nếu bạn bị chứng nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, bác sĩ có thể thay thuốc hoặc kê cho bạn một loại thuốc khác để làm mất tác dụng của chứng nghiến răng này. Các nghiên cứu cho thấy rằng thuốc gabapentin (Neurontin) có thể điều trị thành công tật nghiến răng khi ngủ do điều trị thuốc chống trầm cảm.
Những bước sau có thể làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ
Thực hành tư thế miệng và hàm thích hợp. Đặt lưỡi cong lên với răng cách xa nhau và 2 môi ngậm chặt lại có thể làm giảm sự bất tiện bởi việc giữ cho răng khỏi chà xát nhau hoặc hàm khỏi nghiến chặt vào nhau.
Khám răng thường xuyên. Khám răng là cách tốt nhất để sàng lọc chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sống một mình hoặc không ngủ cùng với người bạn đời để có thể phát hiện chứng nghiến răng khi ngủ về đêm của bạn. Nha sĩ có thể phát hiện tốt nhất các dấu hiệu ở miệng và hàm của tật nghiến răng khi ngủ bằng việc khám thông thường.
Giảm stress. Giữ những căng thẳng trong cuộc sống của bạn ở mức tối thiểu để có thể làm giảm nguy cơ bị tật nghiến răng khi ngủ. Bạn càng thấy ít lo âu và căng thẳng, càng có cơ hội tránh được tật nghiến răng khi ngủ.
Thông báo cho bạn ngủ cùng. Nếu bạn có một người bạn cùng phòng hoặc chung giường, hãy nhờ họ để ý xem có thấy bất kỳ tiếng nghiến răng hoặc âm thanh kèn kẹt mà bạn có thể gây ra trong khi ngủ hay không.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.