1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh là cơ sở giúp bạn giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa trong đó có bệnh viêm âm đạo.
Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn uống giàu tinh bột và đường sẽ kích thích nấm Candida (thủ phạm gây viêm nấm âm đạo) phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, để phòng tránh viêm nhiễm âm đạo, chị em nên tránh lạm dụng những thực phẩm chứa đường fructose, bánh kẹo, bia rượu, cafein, chocolate,… trong chế độ ăn của mình.
Cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin chống ôxy hóa như A, C, E, và các vitamin nhóm B, vitamin D; thực phẩm có chứa probiotics vào thực đơn mỗi ngày. Bởi vì những thực phẩm này vừa giúp chị em tăng sức đề kháng cho cơ thể lại rất hữu ích chống lại bệnh viêm nhiễm âm đạo do nấm
2. Vệ sinh đúng cách
Theo các bác sỹ phụ khoa, vệ sinh đúng cách và sạch sẽ chính là cách giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa viêm âm đạo tốt nhất.
Theo đó, chị em cần vệ sinh vùng kín bằng dụng dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp mỗi ngày 1 lần vào buổi tối, nếu vào ngày kinh nguyệt thì nên thay băng vệ sinh sau 3-4 tiếng và rửa sạch sẽ.
Trong quá trình vệ sinh vùng kín, chị em cần tuyệt đối tránh: Thụt rửa sâu, rửa từ sau ra trước hoặc ngâm bộ phận sinh dục vào nước để rửa vì vi khuẩn từ hậu môn có thể theo nước và gây viêm nhiễm sang âm đạo.
Chị em nên dùng gel hoặc dung dịch vệ sinh có độ PH=(4-6), chứa nano bạc và tinh chất chè xanh để vệ sinh vùng kín hàng ngày, đặc biệt là trong ngày “đèn đỏ”, sau quan hệ tình dục. Tránh dùng các sản phẩm gây kích ứng vùng âm đạo như các loại nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm…
Không sử dụng nguồn nước ô nhiễm để vệ sinh vùng kín. Không được tùy ý thụt rửa âm đạo vì việc thụt rửa có thể khiến cho môi trường âm đạo mất cân bằng. Tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm có hại phát triển gây viêm nhiễm âm đạo.
Chị em cần là nóng quần lót trước khi mặc, không được mặc quần lót ẩm, ướt hoặc có dấu hiệu mốc. Nên thay mới quần lót sau một thời gian sử dụng. Đặc biệt, không được mặc quần lót và quần quá chật vì sẽ tăng nguy cơ gây viêm ngứa âm đạo. Nên chọn quần lót chất liệu cotton hoàn toàn và nên giặt riêng để tránh không bị lây nhiễm bệnh từ người khác.
3. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào
Việc lạm dụng thuốc tây trong quá trình chữa bệnh, can thiệp thủ thuật không đúng lúc, thủ thuật phụ khoa không an toàn như: dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai… cũng chính là những tác nhân làm tổn thương và gây viêm âm đạo.
Bên cạnh đó, thói quen dùng thuốc tránh thai, kháng sinh bừa bãi sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có ích và làm mất đi độ cân bằng PH tự nhiên trong môi trường âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại tấn công và gây bệnh. Do đó, để phòng tránh bệnh viêm âm đạo cũng như các bệnh phụ khoa khác, chị em nên có sự tư vấn của bác sỹ sản phụ khoa trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào hoặc thủ thuật phụ khoa nào đó.
4. Đi khám phụ khoa định kỳ
Nhiều chị em thường có tâm lý e ngại mỗi khi nhắc tới việc đi khám phụ khoa. Thậm chí cũng vì tâm lý thẹn thùng đó mà nhiều chị em đã không dám tới gặp bác sỹ để được chữa trị kịp thời ngay cả khi có biểu hiện bệnh rõ ràng. Điều này khiến cho tình trạng bệnh của chị em ngày một tiến triển xấu, thậm chí ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe.
Việc khám phụ khoa định kỳ giúp chị em sớm phát hiện các vấn đề rắc rối ở cơ quan sinh dục. Với sự chẩn đoán của bác sỹ, tìm ra nguyên nhân và tác nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Chị em cũng cần lưu ý, việc khám phụ khoa cần phải được thực hiện đều đặn theo định kỳ 6 tháng/lần và tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
5. Đảm bảo an toàn tình dục
Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo chính là lây truyền qua đường tình dục. Việc quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều người) sẽ khiến vùng kín của chị em bị nhiễm các vi khuẩn mang bệnh như lậu, giang mai, HIV… và các loại nấm gây viêm âm đạo.
Quan hệ tình dục khi một trong hai người đang mang bệnh ngoài việc lây bệnh chéo còn làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Mặt khác khi viêm nhiễm vùng kín nếu có quan hệ tình dục sẽ làm cho niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn dễ xâm nhập, dẫn đến tình trạng bệnh phức tạp, khó chữa trị.
Chính vì vậy việc thực hiện tình dục an toàn là cách phòng tránh hiệu quả lây nhiễm các bệnh về đường tình dục và bệnh phụ khoa.
Nếu đang bị viêm âm đạo, đặc biệt là viêm âm đạo tái đi tái lại nhiều lần, bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, cần sử dụng đồng sản phẩm chứa các kháng sinh thực vật như Cao hoàng bá,Cao khổ sâm bắc, Cao dây ký ninh, Cao diếp cá, trinh nữ hoàng cung và Immune Gamma.
Bởi vì, sản phẩm sẽ giúp diệt các tác nhân gây bệnh nhưng không diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường tự nhiên của hệ sinh dục nữ, giúp kháng viêm kháng khuẩn nhưng không mất cân bằng hệ vi sinh vật đường sinh dục, không làm mất cân bằng PH âm đạo và cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ, không gây kháng thuốc như các kháng sinh tổng hợp. Đồng thời giúp bệnh nhanh lành, hạn chế tái phát và ngăn ngừa các biến chứng như vô sinh, ung thư cổ tử cung.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.