Thoái hóa cột sống thắt lưng thực chất không gây tử vong hay nguy hiểm, nhưng lại mang tính dai dẳng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhói vùng này cũng như bị giới hạn khả năng vận động, làm sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng, khả năng hoạt động, làm việc và học tập bị ảnh hưởng.
1. Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là các tổn thương ở phần đĩa đệm. Tùy vào độ tổn thương của đĩa đệm mà bệnh sẽ có những biểu hiện:
Sau khi bị thương, vận động nặng ở vùng lưng hay sau khi mắc mưa, bạn cảm thấy đau lưng đột ngột.
Vận động nặng vùng lưng trong thời gian dài gây ra đau lưng.
Độ đau vùng thắt lưng tăng dần, cúi người xuống rất khó, khi đang ngồi không thể đứng lên ngay lập tức được.
Đau âm ỉ hoặc dữ dội khiến khả năng vận động của bạn bị hạn chế, khó có thể đứng thẳng lưng.
Các cơn đau có kèm theo hiện tượng cơ cạnh cột sống bị co cứng.
2. Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng
Tuổi tác:
Có thể gọi đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh này. Tế bào sụn ở vùng cột sống theo thời gian, khả năng tái tạo và sinh sản các tế bào sụn này bị giảm dần cho đến khi hết hẳn, kèm theo đó là sụn kém chất lượng dần theo tuổi tác, khả năng chịu lực và độ đàn hồi giảm.
Yếu tố cơ giới:
Tác động, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, do bất thình lình tăng lực nén lên diện tích bề mặt đĩa đệm cột sống. Đây là yếu tố quan trọng gây ra thoái hóa cột sống thứ phát, bao gồm:
Dị tật bẩm sinh khiến người bệnh bị vẹo, gù cột sống, gây ra sự thay đổi diện tích bị tỳ đè lên cột sống.
Sau khi bị chấn thương, cột sống bị biến dạng làm thay đổi hình dạng, chức năng của cột sống không được đảm bảo.
Tăng cân: tăng trọng lượng cơ thể quá mức cũng khiến vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương.
Yếu tố khác:
Di truyền: cơ thể lão hóa sớm hơn bình thường.
Nội tiết: tiểu đường, mãn kinh, sử dụng corticoid hoặc loãng xương.
Chuyển hóa: từ bệnh Gout sang thoái hóa cột sống thắt lưng.
3. Phòng tránh và điều trị
Trên thực tế, chưa có thuốc chữa thoái hóa cột sống. Do đó, bạn chỉ được điều trị giúp phục hồi chức năng, đồng thời phòng tránh nhờ vào việc hạn chế những tác động mạnh bên ngoài quá vào vùng cột sống.
Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm (không chứa steroid), lưu ý phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị bệnh.
Một số cách giảm đau hiệu quả:
Chườm nóng phần cột sống thắt lưng bị đau với thuốc (nguyên liệu: láo ngũ trảo, ngải cứu, lá lốt, gừng rồi giã nát và xào chung với rượu) hoặc bạn cũng có thể chườm với muối đã được rang nóng từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Xoa bóp hoặc vận động nhẹ phần cột sống.
Nằm nghỉ khi cảm thấy đau nhức, tư thế nằm ngửa trên ván thẳng, duỗi thẳng hai chân và kê đầu bằng gối thấp.
Sử dụng nạng hoặc gậy để hỗ trợ việc đi lại nhằm giảm áp lực tỳ đè lên bề mặt khớp.
Phòng tránh:
Trong sinh hoạt và lao động, không áp dụng những tư thế sai, không đúng cách (ngồi thẳng lưng, đi đứng thẳng người…).
Tránh những động tác mạnh và đột ngột khi xách, đẩy, mang, vác, nâng...
Lập ra một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn khả năng bị béo phì.
Người lao động nặng cần được kiểm tra định kỳ sức khỏe để theo dõi và điều trị kịp thời.
Ăn nhiều các loại rau tươi, trái cây và hải sản giàu canxi như: cá, tôm, cua...
Bệnh tay chân miệng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh vẫn còn bối rối khi chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị tại nhà. Phụ huynh có thể chăm sóc trẻ theo các hướng dẫn của chuyên gia để trẻ được đảm bảo an toàn và nhanh khỏi bệnh.
Thiền được nhiều người biết đến như một thực hành tôn giáo nhưng thiền còn là một quá trình luyện rèn tâm trí nhằm đạt được những lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.
Nhiễm khuẩn norovirus là một nhiễm khuẩn hay gặp và gây nhiễm khuẩn tiêu hóa với các triệu chứng nôn, tiêu chảy, đau bụng và có thể mất nước nghiêm trọng.
Trẻ nhập viện với các biểu hiện ho, sốt, khó thở có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Chế độ ăn detox được cho là giúp cơ thể giải độc, song một số chuyên gia nói detox không hiệu quả, có thể làm rối loạn đường huyết và mất cơ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về căn bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát tại 12 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy chướng bụng vào một thời điểm nào đó. Các bài tập thể dục, thực phẩm bổ sung và massage là những phương pháp phổ biến giúp giảm đầy hơi nhanh chóng. Thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh hơn cũng có thể ngăn ngừa chứng đầy hơi tái phát.
Việc gia tăng trẻ mắc tiêu chảy trong thời gian qua khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy là bệnh không mới nhưng việc chăm sóc trẻ đúng cách để nhanh "cắt cơn" tiêu chảy, giúp trẻ hồi phục sức khoẻ thì không phải bố mẹ nào cũng biết.