Đồ nướng tiềm ẩn nguy cơ ung thư?
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi nướng ở nhiệt độ cao, chất béo từ thực phẩm chảy xuống ngọn lửa bên dưới (than nóng hoặc các thanh nhiệt trong lò nướng điện), kèm theo đó là lượng dầu được dùng để phết thêm lên thực phẩm hoặc vỉ nướng tạo ra loại khí độc PHAs (polycyclic aromatic hydrocarbons) có thể gây ung thư. PHAs sẽ bám vào thức ăn qua khói.
Bên cạnh đó, căn bệnh ung thư cũng trực chờ do HCAs (heterocyclic amines) - hợp chất được sản sinh khi chế biến các loại thịt đỏ, thịt gia cầm ở nhiệt độ cao như nướng hoặc hun khói.
Hướng dẫn chế biến đồ nướng đúng cách
Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, mặc dù các món nướng tiềm ẩn nguy cơ ung thư, nhưng không có nghĩa chúng ta phải “tẩy chay” loại đồ ăn này. Thay vào đó, mọi người cần biết cách chế biến món nướng sao cho hợp lý, hạn chế tối đa các thành phần độc hại phát sinh và giữ lại những dinh dưỡng quý giá:
- Chọn thịt nướng: Để hạn chế tối đa mỡ rơi xuống ngọn lửa khi nướng (sinh ra PAHs), bạn nên dùng thịt nạc, loại bỏ mỡ, bỏ da (đối với gia cầm). An toàn nhất là chọn nướng những loại thịt nạc, không chứa nhiều chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế nướng các loại thực phẩm chế biến sẵn như như xúc xích, lạp xưởng... Bởi, chúng có chứa nitrite, khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành nitrosamine. Nếu ăn một lượng vừa phải sẽ gây ngộ độc, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hoặc thường xuyên, nitrosamine trong thực phẩm cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
- Nước sốt ướp thịt: Hãy chọn những loại sốt ít đường để thịt chậm bị cháy và phòng tránh bệnh ung thư. Bạn có thể sử dụng nước sốt có vị cay có thể làm giảm sự hình thành chất HCAs; Các loại gia vị như húng tây, tỏi… có thể làm giảm lượng HCAs lên đến 60%; Nước sốt làm từ giấm và chanh có tác dụng làm thay đổi nồng độ acid trong thịt và ngăn ngừa phát sinh hợp chất PAHs.
- Vỉ nướng: Chất lượng của vỉ nướng cũng có vai trò quan trọng. Nên chọn những loại khay nướng làm bằng gốm chịu nhiệt cao, hoặc thép không rỉ. Tránh dùng loại vỉ nhôm vì sự phản ứng giữa acid và nhôm trong khi nướng sẽ tạo ra những chất độc hại. Sau khi nướng cần vệ sinh dụng cụ kỹ càng.
- Bổ sung rau củ quả: Rau củ không chỉ giúp trang trí cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Khi nướng đồ ăn, các hợp chất PAHs và HCAs sẽ ít hình thành hơn khi nướng kèm theo rau củ. Thêm vào đó, các chất chống oxy hóa có trong rau củ sẽ phát huy tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự gây hại của gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số loại rau củ có thể dùng để nướng kèm với thịt là cà chua, hành, ớt chuông, dưa chuột, đậu bắp, cà tím…
- Sử dụng cá: Cá là nguồn acid béo omega-3 tuyệt vời, trong khi ít chất béo bão hòa hơn các loại thịt nướng truyền thống. Phi lê cá hồi ướp một chút nước sốt đậu nành, dầu mè, gừng tươi, tỏi và bọc giấy bạc nướng sẽ cho ra hương vị tuyệt vời mà không hề sợ ung thư.
- Làm xiên que nướng thập cẩm: Xắt rau, củ, quả, thịt với kích thước tương đương, sau đó xiên chúng lại thành xiên que nướng thẩm cẩm. Cách này vừa tiết kiệm thời gian nướng, vừa giúp thực phẩm đỡ bị khô hơn.
- Thời gian và nhiệt độ nướng: Điều chỉnh nhiệt độ ở mức độ vừa phải để miếng thịt có thể chín từ từ mà không bị cháy, thường xuyên lật các món nướng để giúp thực phẩm chín đều, tránh cháy sém một phía. Thời gian nướng cũng cần lưu ý bởi để quá lâu sẽ khiến các món ăn bị cháy, vừa làm giảm cảm giác ngon miệng và còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư khi ăn. Bạn chỉ cần: 3 - 4 phút cho món tôm; 2 - 4 phút cho thịt bò; Khoảng 5 phút cho thịt gà; Thịt cừu từ 5 – 10 phút...
Lưu ý, đồ nướng dễ gây "nghiện" nhưng bạn cũng không nên ăn quá 2 lần/tuần.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những lưu ý ăn uống dịp Tết
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!