Bánh nướng nhân sen nhuyễn trứng muối - Bánh Trung thu thơm ngon, ai cũng thích
Nguyên liệu (để làm được 22 cái bánh Trung thu cỡ nhỏ - 70gr):
Nhân sen nhuyễn:
Hạt sen khô: 300gr
Nước điện giải (alkaline water): 1/2 thìa canh
Đường: 250gr
Dầu thực vật: 200gr
Mạch nha: 30gr
Nguyên liệu bột vỏ bánh:
Siro golden: 190gr
Dầu lạc: 50gr
Nước điện giải: 1 thìa cà phê
Bột mì đa dụng: 250gr
Nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu:
Nhân sen nhuyễn: 600gr
Lòng đỏ trứng muối: 22 cái (đã nướng 5 phút)
Hạt dưa: 60gr (đã rang chín)
Nguyên liệu để phết ngoài vỏ bánh: Lòng đỏ trứng: 1
Khuôn bánh Trung thu: Khuôn bánh 70gr
Cách làm bánh nướng nhân sen nhuyễn trứng muối - Bánh Trung thu truyền thống:
1. Làm nhân sen nhuyễn
Đun sôi nước, sau đó cho nước điện giải và hạt sen khô vào. Đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó, đổ hạt sen ra rổ, chà xát hạt sen dưới vòi nước chảy để lột bỏ lớp vỏ. Tiếp theo, bóc bỏ tâm sen bên trong, rồi cho hạt sen vào nồi nước. Sau khi nồi nước sôi thì vặn nhỏ lửa ninh khoảng 1 tiếng. Nấu cho đến khi nước chuyển màu trắng đục, hạt sen mềm.
Cho thêm 1/3 dầu thực vật vào chảo, tiếp tục khuấy rồi cho thêm dầu thực vật vào chảo. Sau đó, cho mạch nha và khuấy nhanh cho đến khi tạo thành khối bột lớn, bột không còn dính chảo là xong. Xúc nhân sen nhuyễn ra đĩa, để nguội.
2. Làm vỏ bánh Trung thu
Trộn siro, dầu lạc và nước điện giải với nhau. Sau đó, cho thêm bột mì vào hỗn hợp này. Dùng thìa trộn đều cho đến khi bột mềm, dính. Đậy kín bát bột, để ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút. Sau đó, chia và cân mỗi miếng bột khoảng 25gr.
3. Chuẩn bị phần nhân bánh Trung thu
Đập trứng muối, lấy lòng đỏ. Rửa sạch nhẹ nhàng lòng đỏ trứng. Sau đó, cho lòng đỏ trứng muối vào lò nướng, nướng ở 175 độ C trong 5 phút. Cân để xác định trọng lượng lòng đỏ trứng. Mỗi lòng đỏ trứng nên nặng khoảng 15gr.
Tiếp theo, rang hạt dưa trong 5 phút rồi để nguội. Sau khi dạt dưa nguội, trộn đều hạt dưa với nhân sen nhuyễn đã chuẩn bị từ trước đó. Dàn đều khối nhân sen, chia thành những phần nhỏ hơn, mỗi phần nặng 30gr.
Vì đang làm bánh Trung thu với khuôn nhỏ (70gr) nên cần phải đảm bảo là chúng có cùng kích thước. Vì vậy, hãy chắc chắn trọng lượng cho tất cả (vỏ bánh, nhân bánh, trứng) là 70gr.
4. Nặn bánh Trung thu
Ấn dẹp phần nhân sen nhuyễn, cho một lòng đỏ trứng muối vào giữa, viên lại cho tròn. Tiếp tục làm cho đến khi hết phần nhân.
Ấn dẹp phần bột vỏ bánh, cho nhân bánh vào giữa, viên tròn lại. Lặp lại cho đến khi hết phần bột vỏ bánh và nhân bánh.
Rắc bột mì vào khuôn bánh để không bị dính. Cẩn thận đặt miếng bột bánh vào khuôn, nhấn tay cầm xuống để tạo hình bánh.
Đặt bánh Trung thu vào khay nướng. Để nướng bánh Trung thu, trước tiên hãy làm nóng lò đến 190 độ C, đặt khay nướng vào giữa lò. Sau đó, nướng bánh Trung thu cho đến khi bánh cứng lại, các cạnh của bánh chuyển sang màu vàng, mất khoảng 10 phút.
Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội trong 15 phút. Sau đó, phết một lớp lòng đỏ trứng lên mặt bánh Trung thu. Đặt bánh trở lại trong lò, nướng thêm 10 phút nữa cho đến khi bánh chuyển màu nâu vàng. Bánh nướng đã hoàn thành xong!
Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội trên khay khoảng 5 phút. Sau đó, mang bánh ra, để nguội hoàn toàn trước khi cho vào hộp.
Lưu ý:
- Siro golden hay còn được gọi là siro đường nghịch chuyển. Nó là siro màu hổ phách được làm từ đường nhưng có kết cấu phong phú và hương thơm của acid citric. Acid citric cần thiết để làm bánh Trung thu.
- Nước kiềm được thêm và nhân và vỏ bánh, có tác dụng giống như baking soda, giữ cho bột mịn và ẩm ướt. Nó cũng giúp trung hòa acid trong siro để bột không có vị chua.
- Làm bánh Trung thu cần cân đo chính xác, vì vậy, tốt nhất là bạn nên có cân chuyên dụng để làm bánh.
- Để bánh nướng nguội trên khay trước khi mang ra, để bánh không bị vỡ nát.
- Bánh Trung thu nên được để trong hộp kín trong vòng từ 1 - 3 ngày rồi mới ăn, vì vỏ bánh nướng sẽ rất cứng và vụn ngay sau khi nướng. Để từ 1 - 3 ngày, dầu bên trong thấm ra, sẽ giúp lớp vỏ mềm, ẩm và hương vị tuyệt vời hơn.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với bánh nướng nhân sen nhuyễn trứng muối!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bánh trung thu: ăn như thế nào cho tốt?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn