Bánh Trung thu ăn kiêng - dành cho người sợ béo, sợ bệnh
Bánh Trung thu này ăn ngon lại rất lành
Nguyên liệu:
200gr hạt sen khô
Phần nhân bánh Trung thu:
12 quả chà là khô Medjool dates
25ml bơ tan chảy hoặc bơ ghee (khoảng 1,5 thìa canh). Bạn có thể dùng kem dừa nếu không muốn dùng sữa.
50ml dầu mac ca hoặc dầu óc chó (khoảng 3 thìa canh)
2 thìa cà phê mật ong
4 lòng đỏ trứng muối.
Phần vỏ bánh:
1/2 chén bột dừa
1 thìa canh bột sắn hoặc tinh bột khoai mỡ
1/2 thìa cà phê baking soda
1 quả trứng
1/4 chén mật ong
1/4 chén bơ lạnh (có thể dùng mỡ lợn thay thế)
Phần dùng để quết bánh:
1 quả trứng
1 thìa cà phê nước
1/4 chén hạt vừng
Cách làm bánh trung thu ăn kiêng:
1. Ngâm hạt sen qua đêm trong một cái hộp to với lượng nước gấp 3 lần lượng hạt sen. Hạt sen sẽ nở to gấp đôi, tách ra.
2. Lấy tâm sen ra vì tâm sen rất đắng.
3. Đổ nước sôi lên chỗ hạt sen vừa tách tâm, để trong 1 phút. Bóc phần vỏ bao quanh hạt sen đi. Nếu bạn mua hạt sen đã bóc sẵn phần vỏ này, hạt sen không được ngọt bằng.
4. Chia hạt sen thành hai phần, 1 bát để làm vỏ bánh. Phần còn lại để làm nhân.
5. Làm vỏ bánh: Lấy 1 bát hạt sen, dùng khăn giấy thấm khô. Cho hạt sen vào chảo rang ở nhiệt độ vừa phải, vừa rang vừa đảo cho đến khi hạt sen chuyển màu vàng nâu.
6. Để hạt sen nguội.
7. Dùng máy xay xay thực phẩm, xay hạt sen thành bột. Cho thêm bột dừa, bột sắn, baking soda rồi ấn xay tiếp.
8. Đổ hỗn hợp bột ra bát tô. Đánh trứng và mật ong trong bát nhỏ, từ từ đổ hỗn hợp trứng và mật ong vào bát bột. Dùng dĩa đảo đều bát bột.
9. Cắt bơ lạnh (hoặc mỡ lợn) thành từng miếng nhỏ, cho vào hỗn hợp bột. Dùng tay nhào bột thành khối mịn.
10. Để khối bột trong ngăn mát tủ lạnh trong khi chuẩn bị các phần khác.
11. Cho chỗ hạt sen còn lại vào nồi nước, đun sôi ở nhiệt độ cao trong nửa tiếng. Nhớ đổ thêm nước khi nước sôi. Có thể đổ 2 lần.
12. Sau nửa tiếng, hạt sen sẽ chín mềm nhừ. Vớt hạt sen ra để nguội, khoảng 10 phút.
13. Trong khi đó, hãy bỏ quả chà là ra. Bỏ đầu cuống đi.
14. Ngâm chà là trong nước ở nhiệt độ phòng khoảng 2 phút cho mềm.
15. Dùng máy xay thực phẩm, cho hạt sen, chà là, bơ và dầu ăn vào xay nhuyễn.
16. Đỗ hỗn hợp ra chảo, cho thêm một ít nước, bật lửa rồi khuấy nhanh cho đến khi bột nóng, nổi bóng thì tắt bếp.
17. Đổ hỗn hợp ra bát để nguội. Bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát bột sen rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để làm mát nhanh.
18. Chia bột sen đã nguội thành 4 phần. Lấy 4 lòng đỏ trứng muối ra. Gói mỗi lòng đỏ trứng bên trong từng miếng bột.
19. Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 177 độ C. Lấy khối bột trong tủ lạnh ra (10), làm tương tự như khi làm với bột sen, cũng chia thành 4 phần. Bây giờ bạn đã có 4 miếng bột cho vỏ bánh, 4 miếng bột nhân bánh có lòng đỏ trứng muối bên trong.
20. Cán từng miếng bột vỏ bánh cho phẳng, đặt miếng bột nhân bánh vào giữa, gói tròn lại. Nếu dùng màng bọc để gói, bột sẽ mịn hơn. Sau khi gói xong, nhớ bỏ màng bọc ra.
21. Đánh tan trứng và 1 thìa cà phê nước. Đổ 1/4 chén hạt vừng ra đĩa. Quết trứng lên mặt bánh Trung thu, sau đó rắc hạt vừng lên trên.
22. Nướng bánh trong lò nướng khoảng 10 - 15 phút hoặc cho đến khi vỏ bánh chuyển màu vàng nâu.
23. Để bánh nguội hoàn toàn trước khi ăn.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với bánh Trung thu từ hạt sen!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bánh trung thu: ăn như thế nào cho tốt?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.