Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bánh trung thu: ăn như thế nào cho tốt?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao.

Bánh trung thu: ăn như thế nào cho tốt?

Bánh trung thu có nguồn gốc ban đầu từ Trung Quốc, thời nhà Đường và được sử dụng để quân đội ăn mừng sau trận chiến thắng và quay trở về vào ngày 15/08 âm lịch. Đến nay, có rất nhiều loại bánh trung thu đến từ những quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc với rất nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau.

Bánh trung thu cũng có rất nhiều vị khác nhau: bánh trung thu mặn, bánh trung thu ngọt, bánh trung thu mặn ngọt và bánh trung thu cay. Với sự phát triển của xã hội cũng như nhu cầu mua sắm bánh trung thu, ngày càng có nhiều hương vị bánh trung thu được tạo ra và làm mới mỗi năm, với hàng loạt các loại vỏ bánh và nhân bánh đặc biệt, thơm ngon.

Giá trị dinh dưỡng của bánh trung thu

Bánh trung thu có rất nhiều thương hiệu, kích cỡ và nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của những chiếc bánh trung thu không chênh lệch nhau quá nhiều.

Dưới đây là giá trị dinh dưỡng trong một chiếc bánh trung thu phổ biến ở Việt Nam (90g/chiếc):

Calo

Tổng số chất béo

Bão hòa

Không bão hòa đa

Không bão hòa đơn

Dạng trans

Cholesterol

353

17g

3g

0g

0g

0g

65mg

Natri

Kali

Tổng lượng Carbohydrates

Chất xơ

Đường

Protein

97mg

0mg

45g

3g

28g

6g

Vitamin A

Vitamin C

5%

0%

Canxi

Sắt

3%

18%

Những lời khuyên khi ăn bánh trung thu

Không ăn đến vài chiếc bánh trung thu một ngày. Một số người rất thích bánh trung thu, đặc biệt là thanh niên và họ có thể coi bánh trung thu như bữa tối và ăn đến vài chiếc một ngày. Các chuyên gia đã cho biết, bánh trung thu không thể được coi như một bữa ăn hoàn chỉnh và không thích hợp để ăn nhiều trong ngày bởi bánh trung thu có nhiều đường và chất béo hơn gạo và những món ăn chính khác khiến bạn có thể bị thừa năng lượng, thừa dinh dưỡng.

Lời khuyên của các chuyên gia là không ăn bánh trung thu quá nhiều. Khi ăn bánh trung thu, tốt hơn là chia bánh thành từng miếng nhỏ và ăn cùng với gia đình và bạn bè để tránh ăn quá nhiều chất béo và đường. Bánh trung thu cũng không phải là món tráng miệng sau bữa ăn vì nó chứa quá ít chất xơ để thay thế trái cây.

Không dùng bánh trung thu để thay thế bữa sáng. Một số người có thói quen sử dụng bánh trung thu làm đồ ăn sáng. Các chuyên gia nói rằng, thói quen này là trái với nguyên tắc dinh dưỡng cân bằng. Ba bữa ăn trong ngày sẽ được ăn theo nguyên tắc dinh dưỡng cân bằng với tỷ lệ ăn uống 30% cho bữa sáng, 40% cho bữa ăn trưa và 30% cho bữa ăn tối. Nếu chỉ ăn bánh trung thu cho bữa sáng, thì cơ thể sẽ có nhiều chất béo và đường nhưng ít protein hơn. Và nếu điều này kéo dài, tình trạng dinh dưỡng cân bằng của cơ thể sẽ thay đổi.

Đối với những người thừa cân, sau khi ăn bánh trung thu, họ nên giảm lượng tinh bột và chất béo để cân bằng dinh dưỡng trong ngày. Các chuyên gia cũng khuyến khích rằng những người thừa cân với rối loạn chuyển hóa chất đường và chất béo tiềm ẩn và xơ cứng động mạch nên ăn bánh trung thu ít hơn những người khác.

Uống trà sau khi ăn bánh trung thu. Sau khi ăn bánh trung thu, tốt nhất là uống một ít trà, nước chanh hoặc ăn một số loại rau để cân bằng dinh dưỡng và ăn kiêng hợp lý. Các bác sĩ khuyến nghị chỉ nên ăn bánh trung thu ba giờ sau bữa ăn để tránh các rối loạn tiêu hóa. Không nên dùng bánh trung thu cho bữa ăn nhẹ vào nửa đêm. Thời gian ăn bánh không được gần thời gian đi ngủ.

Bên cạnh đó, bánh trung thu có thể khó tiêu hóa, hấp thụ nên ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ gây ra vấn đề ở gan hoặc túi mật, và các bệnh cấp tính khác, chẳng hạn như đầy bụng, nôn mửa, không có cảm giác ngon miệng, táo bón và rối loạn tiêu hóa.

Trước khi ăn bánh trung thu, bạn nên ăn một ít thức ăn mặn để không cảm thấy quá béo và ngấy, kích thích sự thèm ăn với nước trái cây và uống một ít trà xanh để tiêu hóa nhanh hơn cũng như làm sạch dạ dày và ruột.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Độ béo của bánh trung thu: Nên thưởng thức có chừng mực

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ whatsonsanya/ myfitnesspal
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm