Dưới đây là những thực phẩm bạn nên tránh để ngăn ngừa tiêu chảy trong ngày Tết:
Sữa
Những người mắc phải chứng không dung nạp lactose có thể bị tiêu chảy sau khi uống sữa, sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa. Chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase, một enzyme trong ruột non có khả năng hấp thụ đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Đường lactose không phân hủy được sẽ di chuyển xuống ruột già, các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí gây ra triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy.
Ăn nhiều chất ngọt nhân tạo
Các chất thay thế đường, bao gồm sorbitol, mannitol, xylitol và erythritol thường được sử dụng để làm ngọt trong các loại thực phẩm dán nhãn “không thêm đường”. Trên thực tế, các chất thay thế đường này không được hấp thụ tốt và có thể gây tiêu chảy ở một số người, đặc biệt nếu bổ sung với số lượng lớn.
Chất ngọt nhân tạo được tìm thấy nhiều ở sản phẩm không đường bao gồm kẹo cao su, thuốc ho, đồ uống thể thao, mứt,…
Gia vị cay nóng
Những loại gia vị cay nóng có thể gây kích ứng màng lót dạ dày khi tiêu hóa chúng. Tình trạng này gây chứng đầy hơi, chướng, nóng bụng và trong rất nhiều trường hợp sẽ gây tiêu chảy.
Thực phẩm thuộc nhóm FODMAP
FODMAP là viết tắt của một nhóm carbohydrate bao gồm: Oligosaccharide, disaccharide, monosaccharide và polyol có thể lên men. Trong chế độ dinh dưỡng của người phương Tây, thực phẩm thuộc nhóm FODMAP khá phổ biến. Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao có thể gây tiêu chảy.
Có một số loại FODMAP đã được đề cập ở trên, như fructose, lactose và chất thay thế đường. Danh sách thực phẩm có hàm lượng FODMAP rất phong phú: Atisô, đậu, tỏi, hành, các loại đậu, trái cây,... Chế độ ăn ít FODMAP có thể là một thử thách khó thực hiện do một số lượng lớn thực phẩm bị hạn chế. Nếu bạn nghĩ rằng thực phẩm chứa FODMAP là nguyên nhân gây tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều chất béo
Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều chất béo gây hại cho dạ dày, dẫn đến trào ngược acid và ợ nóng. Thức ăn chứa nhiều chất béo cũng có thể dẫn đến phân nhạt màu - chứng phân mỡ, về cơ bản là chất béo thừa trong phân.
Rất nhiều người bị hội chứng ruột kích thích cần phải tránh xa các thực phẩm chứa chất béo, bao gồm cả bơ và kem vì chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy.
Rượu
Rượu, bia là những loại thức uống gây kích thích và rối loạn cho hệ tiêu hóa. Hàm lượng cồn trong rượu, bia sẽ khiến ruột hoạt động co bóp nhanh hơn. Từ đó, chúng cản trở việc chuyển hóa và hấp thu nước từ thức ăn, gây tiêu chảy.
Ngoài ra, lượng chất carbohydrate có trong những loại thức uống này sẽ tạo nên quá trình lên men trong đường ruột và dẫn đến triệu chứng đi ngoài phân lỏng. Trong những trường hợp này, bạn nên bổ sung thêm nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 4 món ăn phổ biến ngày Tết cần lưu ý khi dùng
Rau mồng tơi tính hàn, công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc; chứa chất nhầy pectin chống béo phì, hỗ trợ giảm cân.
Nhiều người cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại gan và là nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều thói quen khác cũng gây tổn hại đến gan.
Nhiễm Adenovirus ở trẻ em đang là vấn đề khiến cha mẹ bận tâm. Vậy các bậc phụ huynh cần biết gì về chủng Virus này? Cùng tìm hiểu nhé.
Bà bầu ăn bắp được không? Ăn bắp (ngô) đúng cách không những giúp đẩy lùi được dị tật thai nhi mà còn giúp kích thích sự phát triển trí não của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ ở độ tuổi học nói phải nghỉ học do dịch COVID-19, phụ huynh thường ít tương tác với trẻ khiến tình trạng trẻ chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Vậy, cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ?
Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu cho 2 bệnh nhi ngộ độc do dùng lá lộc mại chữa táo bón. Đây là lời cảnh báo các phụ huynh cần tỉnh táo trước các bài thuốc trị táo bón cho con tại nhà.
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 thường được phát hiện ra khi xuất hiện các triệu chứng của việc tăng đường máu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể ít rõ ràng hơn đối với những người mới được chẩn đoán mắc bệnh hoặc tiền tiểu đường. Có thể khó phân biệt các triệu chứng của bệnh tiểu đường với các triệu chứng khác vì một số triệu chứng có thể không đặc hiệu. Một trong những triệu chứng tăng đường huyết không đặc hiệu mà bệnh nhân tiểu đường thường gặp là mệt mỏi.
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tự kỷ không chỉ phát triển chậm trong việc giao tiếp, trong tương tác với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ mà còn có những rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.