Mỡ lợn còn được gọi là mỡ Heo, mỡ Trư… Lương y, BSCK2. Trần Ngọc Quế - Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình cho biết, thành phần trong mỡ lợn có axit béo bão hòa (khoảng 40% chất béo bão hòa, 50% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa), có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Mỡ lợn có nhiều vitamin D, thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Lượng vitamin D trong mỡ lợn có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp, giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng. Ngoài ra, mỡ lợn còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, sản xuất hormone, kể cả hormone sinh dục…
Mỡ lợn còn được xem là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.
Nếu con người không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loạn nội tiết tố gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Mỡ lợn lại có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, giúp làm bền thành mao mạch, phòng ngừa tốt tình trạng xuất huyết não, đột quỵ.
Việc bổ sung vào bữa ăn hàng ngày có tỷ lệ mỡ lợn hợp lý, duy trì thực đơn đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi và kết hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... thì nên kiêng hay hạn chế ăn mỡ lợn.
Người bình thường nên cân bằng cả dầu và mỡ trong chế độ ăn, tỷ lệ phối hợp lý tưởng nhất giữa dầu thực vật và mỡ động vật trong bữa ăn là 50:50. Trẻ nhỏ dưới một tuổi nên ăn mỡ và dầu ở tỷ lệ 70:30; từ trên một tuổi ăn tỉ lệ mỡ và dầu tỷ lệ 50:50; nên cân đối lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt đối với trẻ em dưới một tuổi, chất béo chiếm 40-50% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ 1-3 tuổi chất béo chiếm 35-40% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ đến 10 tuổi là 30-35%, trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành là 20-25% năng lượng khẩu phần ăn, Lương y, BSCK2. Trần Ngọc Quế cho biết.
Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Lương y, BSCK2. Trần Ngọc Quế khẳng định: "Mỡ lợn nếu được chế biến đúng cách, đảm bảo mỡ sạch, nguyên chất sẽ cung cấp nguồn chất béo phong phú với lượng calo cao cho cơ thể và chữa được nhiều chứng bệnh".
Mỡ lợn có thể chữa được nhiều chứng bệnh như: Người thiếu máu, chóng mặt, suy dinh dưỡng, tóc gãy rụng, tóc bạc sớm, táo bón, tay chân nứt nẻ, phụ nữ sau sinh…
Người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... thì nên kiêng hay hạn chế ăn mỡ lợn.
Đọc thêm tại bài viết sau: Dầu ăn hay mỡ lợn tốt hơn cho sức khỏe?
Theo Lương y, BSCK2. Trần Ngọc Quế, để làm thuốc chữa bệnh từ mỡ lợn, Đông y đưa ra một số bài thuốc như sau:
Thành phần: Mỡ lợn khoảng 30 – 50 gam, 100ml rượu.
Cách làm: Mỡ lợn cắt nhỏ, đun cùng với rượu, sau đó tiếp tục đun sôi còn khoảng 30 ml, chia uống 2 lần cho đến khi giảm triệu chứng bệnh.
Mỡ lợn 120g, rán chín cắt nhỏ, ăn cùng với dấm đỗ tương (lượng vừa đủ). Thời gian sử dụng 3-5 ngày.
Những người bị đứt, nứt nẻ ở núm vú, kẻ ngón chân thì dùng 5- 10 ml mỡ lợn nước, kết hợp với 10- 20g bã mè đen (sau khi ép), trộn đều bỏ vào lọ thủy tinh cất tủ lạnh, ngày bôi 2-3 lần vào chỗ nứt
Thịt mỡ lợn 60g, nấu thành mỡ nước; mật ong 60g đun sôi cùng mỡ nước bảo quản trong lọ sứ, mỗi ngày pha 1 thìa với nước nóng ấm để uống.
Mỡ lợn đã rán 100 ml, hạt đông quỳ số lượng vừa đủ dùng, tán nhỏ, làm thành viên hoàn, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 viên/lần.
Mỡ lợn 500g rán lọc kỹ, mật ong 500g. Hai thứ đun cô đặc, bảo quản lạnh và sử dụng mỗi lần 1 thìa canh, ngày 2 lần.
Mỡ lợn (đã rán) 60 ml, nước gừng làm từ 2- 3 củ gừng) 60 ml, mật ong 60ml, rượu trắng 50ml. Tất cả nấu cô đặc thành cao, sử dụng theo nhu cầu. Uống kèm rượu trắng mỗi lần khoảng 9g.
Mỡ lợn (đã rán) pha với rượu nóng để ấm, bôi vào chỗ nứt nẻ.
Những người bị axit dạ dày, đói bụng bị đau dạ dày: Mỡ lợn 60g, 30g đường phèn, hấp chín mềm để ăn vào buổi sáng.
Lương y, BSCK2. Trần Ngọc Quế lưu ý, để mỡ lợn thực sự tốt cho sức khỏe cũng như phát huy vai trò là thuốc chữa bệnh, mọi người cần nắm rõ những lưu ý sau:
- Mặc dù mỡ lợn rất tốt nhưng chỉ sử dụng với liều lượng đủ khi chế biến món ăn. Tuyệt đối không lạm dụng vì có thể khiến thừa cân, béo phì ngoài mong đợi.
- Đối với nhóm người mắc các bệnh như huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu… thì phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Đọc thêm tại bài viết sau: Cách sử dụng các loại dầu và mỡ tốt nhất cho sức khoẻ
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai và cho con bú,… Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.
Nứt gót chân thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Nứt gót chân xảy ra khi da ở dưới gót chân của bạn trở nên cứng và khô. Bất kể nguyên nhân gây nứt gót chân của bạn là gì, bạn đều có thể thực hiện một số bước để điều trị, hoặc ngăn gót chân của bạn không bị nứt ngay từ đầu.
Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt vượt qua giai đoạn nguy hiểm này, giúp duy trì đường huyết ổn định, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Trong mỗi gia đình, người mẹ không chỉ là trái tim mà còn là nguồn cảm hứng, mang lại sự gắn kết và hạnh phúc cho mọi thành viên. Sức khỏe mẹ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mà còn là nền tảng cho sự phát triển của cả gia đình.
Tuổi tác là một yếu tố không thể tránh khỏi trong cuộc sống, và cùng với nó là những thay đổi sinh lý tự nhiên của cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch. Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh lý tim mạch hơn do sự lão hóa của các cơ quan, đặc biệt là tim và mạch máu.
Sự phát triển thể chất của trẻ em luôn luôn đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, toàn diện và tối ưu. Đặc biệt đối với phát triển chiều cao, việc duy trì một chế độ ăn phù hợp nhu cầu, đủ các chất dinh dưỡng như năng lượng, chất đạm, chất béo, bột đường, cùng với các vitamin, khoáng chất cần thiết là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ có thể đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai.
Nghệ có nhiều công dụng nhưng lạm dụng có thể gây hại. Dưới đây là 6 tác hại nếu dùng quá nhiều.
Hội chứng thực bào máu (HLH – Hemophagocytic lymphohistiocytosis) là một bệnh lý hiếm gặp và thường đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Hội chứng thực bào máu khiến hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể bạn thay vì những tác nhân xâm lược lạ như virus. Bệnh có thể điều trị hiệu quả khi được chẩn đoán sớm. Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về hội chứng thực bào máu.