Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến chứng tiểu đường type 2 lên tim mạch không nên xem nhẹ

Những biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 gây nên các bệnh lý về tim mạch là vấn đề phổ biến hiện nay. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 - 4 lần những người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Các bệnh lý tim mạch do biến chứng tiểu đường thường có diễn biến âm thầm, không xuất hiện nhiều triệu chứng ngay từ đầu.

Tuy nhiên, bệnh lý tiểu đường cũng có thể khởi phát đột ngột và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết, phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được những hậu quả xấu nhất xảy ra.

I. Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

Bệnh tiểu đường sẽ gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu.

Lớp nội mạc là lớp tế bào trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn, nó sẽ làm cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc.

Từ đó sẽ hình thành mảng vữa xơ động mạch, hoặc mảng vữa xơ đã hình thành thì tiến triển rất nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch, gây nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở cơ quan tổ chức. 

Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu, hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch làm tắc mạch cấp tính, gây nên các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu cục bộ cấp tính của tổ chức như cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não...đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Tùy theo vị trí của mạch máu bị thương tổn mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu tổn thương động mạch mắt, sẽ gây nên giảm thị lực rồi dẫn đến mù lòa. Nếu tổn thương ở động mạch thận sẽ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp.

Tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử; tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não và tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi (đi cà nhắc cách hồi, hoại tử đầu chi...).

II. Những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường?

Những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch đều thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 2, điều này cũng góp phần khiến tỷ lệ gặp phải biến chứng này cao hơn.

Đó là: Tuổi cao; hút thuốc lá; uống nhiều rượu; thừa cân hoặc béo phì; ít hoạt động thể chất; chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, ăn mặn.

III. Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 với tim mạch thường xuất hiện những biểu hiện nào?

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 với tim mạch thường gặp và nghiêm trọng nhất bao gồm:

A. Bệnh động mạch vành

Đây là nguyên nhân tử vong chính của những bệnh nhân tiểu đường có biến chứng tim mạch. Bệnh mạch vành (hay hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim) có thể biểu hiện thầm lặng trong một thời gian dài, và vô tình được phát hiện khi đi kiểm tra sức khoẻ.

Một số bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh mạch vành nặng hơn, gồm: Đau thắt ngực (cơn đau thắt bắt đầu sau xương ức như bị bóp nghẹt tim, đau có thể lan rộng lên vùng cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái); nặng ngực mơ hồ; đánh trống ngực; khó thở.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 cần đi kiểm tra tim mạch định kỳ để có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như xử lý kịp thời.

B. Suy tim

Một biểu hiện biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 không nên xem nhẹ. 

Người bị tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị suy tim. Điều này xảy ra do tim phải hoạt động trong điều kiện thiếu máu cơ tim kéo dài, bơm máu dưới áp lực cao (do tăng huyết áp hoặc tắc mạch máu do xơ vữa động mạch trên khắp các cơ quan khác). Tim suy yếu, bơm máu kém hiệu quả nên ứ đọng dịch ở nhiều cơ quan, gây phù, khó thở, ho, mệt mỏi.

Suy tim thường có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có thể hạn chế đáng kể tiến triển của bệnh nếu kiểm soát đường huyết hiệu quả và đặc biệt là có sử dụng các loại thuốc giảm đường huyết có thêm hiệu quả phòng ngừa suy tim.

C. Tai biến mạch máu não (đột quỵ não)

Tai biến mạch máu não cũng là một biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 rất phổ biến. Có hai dạng là nhồi máu não hoặc xuất huyết não.

Triệu chứng gồm có: Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng; tê bì một bên tay/chân/nửa người; méo miệng; khó nói và có thể kèm rối loạn ý thức ở nhiều mức độ khác nhau.

Biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện thoáng qua rồi mất nhưng vẫn có khả năng tái phát hoặc diễn biến nặng. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể để lại di chứng tàn phế, thậm chí là tử vong.

D. Bệnh mạch máu ngoại biên

Tổn thương mạch máu ngoại biên cũng là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường type 2. Tình trạng này có thể nhận biết từ sớm thông qua triệu chứng rất đặc trưng đó là “đi cà nhắc cách hồi”.

Bệnh nhân cảm thấy đau, mỏi chân hoặc chuột rút khi đi bộ nhưng nghỉ ngơi thì sẽ hết. Sau đó, chúng vẫn có thể tái phát khi bệnh nhân tiếp tục đi lại. Càng về sau, quãng đường bệnh nhân di chuyển được càng ngắn.

Bên cạnh đó, biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường này còn gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn như: Loét hoặc hoại tử đầu chi; mạch ở mu bàn chân yếu dần, thậm chí mất hẳn; mất mạch khoeo; huyết áp thấp ở chi dưới.

IV. Làm thế nào để hạn chế biến chứng tiểu đường type 2 tới tim mạch?

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở tim mạch rất nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và hạn chế biến chứng nếu áp dụng những điều sau:

A. Theo dõi chỉ số tiểu đường type 2

Theo dõi chỉ số HbA1c và đường huyết lúc đói, duy trì các chỉ số này trong ngưỡng khuyến cáo.

Cụ thể, đường huyết lúc đói nên đạt 4.4 - 7,2 mmol/L, HbA1c 6.5 - 7%.

Giữ chỉ số huyết áp < 140/90 mmHg nếu chưa có biến chứng hoặc < 135/80mmHg nếu đã có biến chứng tim mạch.

Kiểm tra chỉ số mỡ máu mỗi 6 tháng - 1 năm.

B. Thay đổi lối sống

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với: Nhiều trái cây tươi, rau củ quả, cá, ngũ cốc nguyên hạt; thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp; hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, dầu mỡ tái chế nhiều lần.

Ăn nhạt, ít đường; hạn chế uống rượu bia; tập thể dục thường xuyên; duy trì cân nặng khỏe mạnh. Điều này được thực hiện thông qua ăn uống và tập luyện; tránh căng thẳng; không hút thuốc lá.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xơ vữa động mạch: Biến chứng mạch máu lớn do bệnh tiểu đường.

Theo Alobacsi
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

Xem thêm