Giấc ngủ ngon là điều quan trọng đối với phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Theo Mirror, nghiên cứu cho thấy 3/4 phụ nữ bị gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm khi họ đang trong kỳ kinh nguyệt.
Một cuộc thăm dò ý kiến trên 1.000 phụ nữ đang có kinh nguyệt cho thấy, 53% cảm thấy lo lắng vào ban đêm khi đến kỳ kinh nguyệt và sẽ làm bất cứ điều gì để có được một giấc ngủ yên bình. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, những người có 1 đêm ngủ gián đoạn có thể thức dậy tới 5 lần, mỗi lần thức tới 30 phút (chiếm tới 70%).
Ngủ trong tư thế bào thai và mặc thêm nhiều lớp quần áo là một trong những điều phụ nữ làm để cố gắng cải thiện giấc ngủ. Khi được hỏi điều gì gây ra tình trạng khó ngủ, 38% cho biết đó là vì họ lo lắng về rò rỉ, 30% đứng dậy thay đồ bảo vệ và 25% cảm giác khó chịu khi nằm.
Theo chuyên gia về giấc ngủ Hannah Shore, làm việc tại Silentnight, cho biết: “Không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất. Chúng ta càng ngủ ít khả năng chịu đau càng giảm và chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao tôi muốn chia sẻ những lời khuyên hữu ích giúp phụ nữ có được một đêm ngủ không bị gián đoạn”.
Tác động của giấc ngủ không ngon cũng có thể ảnh hưởng vào ngày hôm sau với 68% thừa nhận họ cảm thấy cáu kỉnh hơn, 51% không thể tập trung và 47% cho biết họ phải mất từ vài ngày đến 1 tuần để bắt kịp giấc ngủ sau kỳ kinh.
Như vậy, giấc ngủ rất quan trọng và trở nên cần thiết hơn trong thời kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn:
Điều chỉnh nhiệt độ
Cơ thể bạn nóng lên trong kỳ kinh nguyệt và khi ngủ, nhiệt độ cơ thể cần giảm một vài độ để có được giấc ngủ chất lượng. Tránh tắm vòi sen/tắm nước nóng hoặc tập thể dục trước khi đi ngủ.
Bạn nên mặc đồ ngủ nhẹ và mát. Nếu bạn thường xuyên phải vật lộn với tình trạng quá nóng suốt đêm, hãy thử tránh nệm xốp hoạt tính vì nó có thể giữ nhiệt và khiến bạn nóng hơn. Một tấm vải nỉ lạnh hoặc một cốc nước lạnh có thể giúp ích trong những đêm đặc biệt khó chịu này.
Thiết lập thói quen ngủ
Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày, ngay cả vào cuối tuần.
Điều này khiến cơ thể bạn sẽ quen với việc sản xuất đúng loại hormone vào đúng thời điểm trong ngày (hormone giúp ngủ như melatonin vào buổi tối và các hormone thúc đẩy hoạt động thức giấc như cortisol trong ngày). Từ đó, bạn sẽ dễ ngủ và thức dậy dễ dàng hơn.
Ánh sáng
Ánh sáng là tín hiệu bên ngoài chính giúp bạn điều chỉnh việc sản xuất hormone ngủ - thức.
Ánh sáng buổi sáng chói chang sẽ ức chế hormone ngủ khiến bạn cảm thấy tỉnh táo. Ánh sáng buổi tối buồn tẻ, tối hơn sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất các hormone ngủ như melatonin giúp bạn dễ ngủ hơn.
Luôn có thuốc giảm đau
Thức dậy giữa đêm và bật đèn để tìm thuốc giảm đau sẽ làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
Vì vậy, hãy để thuốc giảm đau bên cạnh giường hoặc ở nơi dễ lấy. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu đang trải qua những cơn đau dữ dội.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?