Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giãn cơ toàn thân cho giấc ngủ ngon

Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Mỹ gợi ý những động tác giãn cơ toàn thân, giúp bạn thả lỏng cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng đau mỏi lưng hay chuột rút trong lúc say giấc nồng.

Các bài giãn cơ tập trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức, mệt mỏi tích tụ sau tuần làm việc căng thẳng.

Giãn cơ lưng

Ngồi lâu, mang vác nặng không chỉ khiến cổ vai gáy nhức mỏi, mà còn dễ khiến lưng đau nhức. Đặc biệt, mang vác đồ nặng vượt quá sức mình sẽ khiến gây căng các dây chằng vùng lưng. Giãn cơ lưng trước khi ngủ là biện pháp hiệu quả để thư giãn cơ bắp, giúp bạn vào giấc dễ dàng hơn.

Bạn có thể thử nghiệm 2 động tác giãn cơ sau:

Giãn cơ khi ngồi

Empty

  • Ngồi trên mặt sàn, hai chân duỗi thẳng sang hai bên hết sức có thể. Tuy nhiên  không khóa khớp gối (tức không mở rộng gối tối đa), để hơi cong tự nhiên. Đây là tư thế bắt đầu.
  • Đặt hai tay lên đầu gối phải. Sau đó từ từ vươn tay về phía mắt cá chân phải. Giữ tư thế kéo căng này trong khoảng 10 giây.
  • Trở lại tư thế bắt đầu, và lặp lại với bên trái. Thực hiện giãn cơ 10 lần mỗi bên chân.

Kéo giãn cơ lưng dưới

  • Nằm ngửa trên mặt phẳng như sàn hoặc giường cứng.
  • Đặt hai tay lên đầu gối bên phải, kéo đầu gối phải về phía ngực của bạn. Giữ tư thế kéo căng này khoảng 10 giây.
  • Từ từ duỗi thẳng chân về như ban đầu. Lặp lại tương tự với chân bên trái.
  • Thực hiện 10 lần mỗi bên.

Vươn tay qua đầu

Động tác giãn cơ đơn giản này lại có tác động tới cơ bắp toàn bộ thân trên, từ vai tới cánh tay. Khi kết hợp với kỹ thuật hít thở sâu, bạn có thể dùng động tác này để thư giãn trước giờ ngủ.

Cách thực hiện:

Empty

  • Ngồi thoải mái trên ghế, hoặc đứng thẳng, chân rộng bằng vai.
  • Đưa hai tay lên cao qua đầu, ngửa tay lên cao và đan bàn tay vào nhau.
  • Hít vào thật sâu và chậm rãi, giữ tư thế này vài giây. Sau đó thở ra đồng thời hạ tay xuống.
  • Lặp lại vài lần tới khi cảm thấy dễ chịu.

Giãn cơ chân

Chuột rút trong lúc ngủ khiến nhiều người cảm thấy đau nhức, khó chịu, gây gián đoạn giấc ngủ. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau có thể giúp giảm hiện tượng chuột rút về đêm.

Đứng giãn cơ đùi

Empty

  • Đứng đối diện mặt tường hoặc vật dụng chắc chắn, bám vào làm điểm tựa để bạn thăng bằng.
  • Đứng trên chân phải, tay phải dựa tường. Tay trái cầm lấy chân trái và gập chân tới khi đầu gối vuông góc với mặt sàn.
  • Nhẹ nhàng kéo bàn chân về phía mông, tới khi bạn cảm thấy căng đùi trước bên trái. Giữ tư thế này khoảng 20 giây.
  • Thực hiện tương tự với chân bên phải.

Giãn cơ gân kheo

Empty

  • Đứng thẳng người, sau đó đá chân phải về phía trước, duỗi thẳng mũi bàn chân.
  • Khuỵu gối chân trái đến khi chân phải chạm sàn, giữ thân người thẳng ổn định. Giữ tư thế khuỵu gối này khoảng 20 giây.
  • Trở về tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với chân còn lại.

Giãn cơ bắp chân

Empty

  • Đứng đối mặt với tường, chống hai tay vuông góc với tường.
  • Chân phải bước một bước nhỏ lên trước, hơi khuỵu gối. Chân trái lùi về sau và duỗi thẳng. Giữ gót chân chạm mặt sàn.
  • Tiếp tục khuỵu gối tới khi bạn thấy bắp chân trái được kéo căng. Giữ tư thế này khoảng 30 giây. Lặp lại động tác giãn cơ bắp chân 4-5 lần.
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các tư thế giãn cơ này giúp bạn ngủ ngon hơn – bạn có thể thực hiện trên giường.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

Xem thêm