Một số bài tập giãn cơ đơn giản có thể "đánh thức" các nhóm cơ sau khi ngủ dậy.
Một trong những thói quen tốt vào buổi sáng là tập vài động tác kéo giãn cơ thể. Đây là phương pháp đơn giản để làm ấm cơ bắp, khởi động các khớp, nhất là với người cao tuổi, người mắc các vấn đề về cơ xương khớp.
Đặc biệt, trong những ngày trời lạnh, không ai muốn rời khỏi chăn ấm để thức giấc. Khi đó, vài bài tập giãn cơ sau khi thức dậy giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, giúp bạn tràn đầy năng lượng và tỉnh táo hơn trong cả ngày dài.
Bạn có thể bắt đầu ngày mới với một số động tác gợi ý sau:
Động tác xoay cổ chân
Nằm ngửa trên đệm hoặc thảm tập, dùng tay nâng sau đầu gối chân phải, nhấc chân lên thành 1 góc 90 độ.
Xoay bàn chân 10 lần theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay 10 lần theo chiều ngược lại. Sau đó thực hiện với chân còn lại.
Động tác này giúp giãn cơ, cải thiện độ linh hoạt của khớp cổ chân, đảm bảo đôi chân hoạt động dễ dàng khi bạn di chuyển.
Tư thế cây cầu
Nằm ngửa trên đệm hoặc thảm tập, đầu gối co lại giúp đùi vuông góc với thân người, lòng bàn chân áp sát mặt thảm.
Siết chặt cơ mông đùi, nâng hông lên cao. Giữ tư thế 2 giây rồi từ từ hạ mông xuống nhưng không để chạm sàn. Lặp lại động tác 20 lần. Động tác này tác động mạnh mẽ tới cơ mông – khu vực dễ mỏi khi bạn ngồi nhiều, ít đi lại.
Tư thế nằm hạ chân
Nằm ngửa trên thảm tập, tay đặt xuôi bên người, 2 chân giơ lên cao vuông góc với mặt sàn.
Giữ 1 chân thẳng, sau đó từ từ hạ chân còn lại xuống đến gần chạm sàn rồi kéo chân về vị trí ban đầu, dau đó đổi bên. Bạn nên áp sát lưng trên thảm để không bị đau lưng. Thực hiện luân phiên 10 cái mỗi bên.
Tư thế ôm đầu gối
Nằm ngửa trên thảm tập, kéo đầu gối bên phải về phía ngực, đặt tay bên dưới đầu gối. Đồng thời siết chặt cơ mông bên trái.
Trở về vị trí ban đầu và lặp lại với bên trái. Thực hiện mỗi bên 10 lần. Động tác đơn giản này vừa giúp giãn cơ gân kheo, cơ mông đồng thời tác động đến khớp hông của bạn.
Động tác giãn thân trên
Nằm nghiêng bên trái trên thảm hoặc đệm, duỗi thẳng chân trái. Chân phải co gối lên vuông góc, đồng thời kê 1 chiếc gối dưới chân phải.
Đặt tay trái lên đầu gối bên phải. Tay phải đặt lên ngực. Từ từ kéo thân trên về bên phải, giãn cơ nhẹ nhàng và giữ tư thế trong 2 giây. Sau đó trở về vị trí ban đầu, thực hiện mỗi bên 10 lần.
Động tác này giúp kéo giãn các cơ bắp ở ngực và lưng, giúp bảo vệ cột sống của bạn.
Gập bụng kiểu chữ V
Nằm thẳng trên sàn, với hai tay duỗi thẳng qua đầu. Chụm chân lại, ngón chân của bạn hướng lên.
Siết cơ bụng của bạn, sau đó đồng thời nâng thân trên và chân lên cao. Cơ thể của bạn sẽ tạo thành một V. Thở ra khi đưa chân lên cao, hít vào khi trở lại vị trí ban đầu.
Lặp lại động tác này 10-20 lần theo khả năng.
Tư thế đứa trẻ
Bắt đầu với tư thế quỳ gối trên đệm hoặc thảm tập, ngồi trên gót chân, 2 ngón chân cái chạm vào nhau.
Gập người về phía trước, trán chạm xuống đệm. Hạ vai xuống thả lỏng, 2 cánh tay duỗi thẳng cạnh thân người, bàn tay hướng lên trên. Hít thở đều, chậm và sâu, giữ tư thế này bao lâu tùy thích để cảm nhận bả vai được thư giãn thoải mái.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Những điều không nên làm vào buổi sáng.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.