Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tê bì cẳng chân và bàn chân vì sao?

Đôi khi bạn có thể đã cảm thấy cẳng chân hoặc bàn chân của bạn tê bì, vô cảm. Nhưng nếu bạn thường xuyên cảm thấy tình trạng này hoặc cảm thấy tình trạng này nặng lên, thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Có nhiều lý do tại sao bạn lại cảm thấy tê bì, châm chích hoặc thậm chí là nóng rát ở cẳng chân và bàn chân. Một trong số những tình trạng phổ biến nhất gây ra các triệu chứng này bao gồm:

  • Rối loạn dây thần kinh
  • Tiểu đường
  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh đa xơ cứng

Các nguyên nhân có thể gây tê bì ở chân?

Tê bì hoặc châm chích ở bàn chân và cẳng chân có thể do nhiều tình trạng bệnh khác nhau, bao gồm:

  • Tổn thương cột sống hoặc tăng áp lực lên các dây thần kinh
  • Bệnh thần kinh do tiểu đường
  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Hội chứng ống cổ chân
  • Bệnh động mạch ngoại vi
  • Ngồi trên chân quá lâu
  • Thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đĩa đệm
  • Các vấn đề khác về lưng gây chèn ép dây thần kinh.

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân tiềm ẩn gây chèn ép dây thần kinh có thể điều trị được. Các tổn thương dây thần kinh có thể không kéo dài vĩnh viễn.

Bệnh thần kinh do tiểu đường

Bệnh thần kinh do tiểu đường là một nhóm các rối loạn thần kinh gây ra bởi các tổn thương do bệnh tiểu đường. Những tổn thương thần kinh này có thể ảnh hưởng đến bất cứ phần nào của cơ thể, bao gồm cả cẳng chân và bàn chân. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, có khoảng một nửa số người bị tiểu đường sẽ gặp phải một dạng tổn thương thần kinh nào đó.

Tê bì hoặc châm chích ở bàn chân là dấu hiệu phổ biến đầu tiên nếu bạn bị tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường và tình trạng này thường sẽ nặng nhất vào ban đêm.

Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Đau nhói
  • Rất nhạy cảm khi chạm vào
  • Mất thăng bằng

Dần dần, các nốt phồng rộp và loét có thể phát triển ở bàn chân khi các tổn thương do tê bì bắt đầu phát triển. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng, giảm tuần hoàn và có thể dẫn đến hoại tử, phải cắt cụt chi.

 

Bệnh xơ nang

Xơ nang là một nguyên nhân phổ biến gây tê bì hoặc châm chích ở bàn chân và cẳng chân. Nếu mắc bệnh xơ nang, tình trạng tê bì và châm chích có thể cảm nhận được cả ở lòng bàn tay và cánh tay. Bệnh xơ nang có thể gây ra các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Đau cơ lan tỏa
  • Kiệt sức
  • Khó ngủ
  • Các vấn đề về trí nhớ
  • Các vấn đề về cảm xúc

Các chuyên gia tin rằng bệnh xơ nang có nguyên nhân là do các tín hiệu đau bị khuếch đại trong não. Các triệu chứng thường xảy ra sau một sự kiện căng thẳng hoặc các sự kiện gây tổn thương, ví dụ như:

  • Phẫu thuật
  • Các tổn thương về thể chất
  • Tổn thương về tâm lý hoặc căng thẳng
  • Nhiễm trùng

Nguyên nhân chính xác gây bệnh xơ nang hiện vẫn chưa rõ, nhưng nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 2-3% dân số thế giới. Nữ giới sẽ dễ mắc bệnh xơ nang hơn nam giới.

Cảm giác tê bì và châm chích xảy ra do bệnh xơ nang có thể tự đến và đi mà không cần lý do gì cả.

Bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng là một rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân là do các tổn thương đối với vỏ bao myelin của các sợi thần kinh. Bệnh đa xơ cứng là một tình trạng bệnh mạn tính sẽ phát triển theo thời gian. Mặc dù tình trạng này có thể sẽ diễn biến xấu đi với nhiều người nhưng đa số mọi người sẽ gặp các đợt bệnh thuyên giảm, sau đó tái phát lại.

Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh đa xơ cứng bao gồm:

  • Co thắt cơ
  • Mất thăng bằng
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi

Tê bì và châm chích là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng đa xơ cứng. Đây thường là dấu hiệu đầu tiên khiến mọi người đi khám. Cảm giác này có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng đến mức bạn sẽ gặp khó khăn khi đi đứng. Tình trạng này thường sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị.

Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân là tình trạng chèn ép vào dây thần kinh chày sau, nằm dọc theo phần trong của gót chân. Hội chứng ống cổ chân có thể gây ra các triệu chứng lan rộng từ mắt cá chân đến bàn chân, bao gồm cả cảm giác tê bì và châm chích ở bất cứ vị trí nào ở bàn chân. Các triệu chứng khác của rối loạn này bao gồm:

  • Đau đột ngột hoặc đau nhói
  • Cảm giác giống như bị điện giật
  • Nóng rát

Bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng này ở bên trong mắt cá chân hoặc chạy dọc theo bàn chân. Cảm giác này có thể rời rạc và đột ngột. Điều trị sớm là rất quan trọng để giúp ngăn chặn tình trạng tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Bệnh động mạch ngoại vi

Đây là tình trạng các mảng bám gây xơ cứng động mạch tích tụ trong các động mạch. Theo thời gian, các mảng bám này cứng dần, làm hẹp các động mạch và hạn chế nguồn cung cấp máu và oxy đến các phần của cơ thể. Bệnh động mạch ngoại vi có thể ảnh hưởng đến chân, dẫn đến tê bì ở cả cẳng chân và bàn chân. Bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở những khu vực này. Nếu bệnh động mạch ngoại vi nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, phải cắt cụt chi.

Bệnh động mạch ngoại vi có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

  • Đau chân khi đi bộ hoặc leo cầu thang
  • Lạnh ở bàn chân, cẳng chân
  • Sưng ở ngón chân cái, bàn chân, cẳng chân không khỏi
  • Thay đổi màu da ở chân
  • Rụng tóc hoặc lông chân
  • Mất móng chân hoặc móng chân chậm mọc
  • Mạch yếu hoặc không có mạch ở chân

Nếu bạn hút thuốc lá hoặc mắc bệnh tim mạch, tăng cholesterol hoặc tăng huyết áp nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại vi của bạn sẽ cao hơn.

Điều trị

Điều trị được các tình trạng bệnh tiềm ẩn là chìa khóa để làm giảm triệu chứng tê bì ở chân. Ví dụ, nếu tê bì do tiểu đường gây ra, thì việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng để tránh bị tổn thương nặng hơn.

Điều trị y khoa

Nhiều loại thuốc có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu đi kèm với các tổn thương thần kinh. Rất nhiều các loại thuốc trong số này còn có các tác dụng khác, dùng để điều trị các tình trạng như trầm cảm hoặc co giật. Các loại thuốc đường uống hoặc bôi ngoài da như acetaminophen hoặc kem giảm đau cũng có thể giúp làm giảm đau và khó chịu do tổn thương dây thần kinh.

Điều trị thay thế

Phụ thuộc vào nguyên nhân, có rất nhiều biện pháp điều trị thay thế hoặc trị liệu có thể giúp ích, ví dụ như mát xa, yoga, châm cứu, vật lý trị liệu.

Điều trị tại nhà

  • Nghỉ ngơi: nếu bị đau hoặc tê bì ở chân, việc nghỉ ngơi, đặc biệt là nghỉ ngơi ở vùng chân sẽ giúp cơ thể bạn dễ bình phục hơn mà không gây ra các tổn thương nghiêm trọng hơn
  • Chườm lạnh: với tình trạng hội chứng ống cổ chân, chườm lạnh có thể ảnh hưởng đến các khu vực có thể làm giảm cảm giác tê bì và đau. Tuy nhiên, không nên chườm lạnh quá 20 phút/lần
  • Chườm nóng: với một số người, chườm nóng vào khu vực bị tê bì có thể làm tăng lưu lượng tuần hoàn và kích thích các cơ thư giãn.
  • Thường xuyên kiểm tra chân: để có thể phát hiện các nốt phồng rộp hoặc mụn nước.
  • Mát xa: giúp tăng tuần hoàn, kích thích các dây thần kinh và cải thiện chức năng chân
  • Ngâm chân: ngâm chân nước muối, nước ấm, cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng, kích thích tuần hoàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: KHI NÀO BẠN CÓ THỂ BỊ QUÁ LIỀU VITAMIN C?

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 25/06/2025

    Các bệnh về da mùa nắng nóng: Cách phòng tránh và điều trị

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.

  • 24/06/2025

    Bạn có thể diệt hoặc loại bỏ chấy bằng muối không?

    Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.

  • 24/06/2025

    Vì sao trẻ nhỏ và người cao tuổi cần bổ sung vitamin D3 và K2 ở dạng hấp thu cao?

    Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

  • 23/06/2025

    Khi nào cần thay đổi phác đồ điều trị bệnh vảy nến

    Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.

  • 23/06/2025

    Độ tinh khiết của nguyên liệu – Yếu tố chìa khóa quyết định hiệu quả của vi chất dinh dưỡng

    Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.

  • 22/06/2025

    Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ

    Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

  • 21/06/2025

    Hội thảo chuyên đề Vitamin K2 & D3: Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng

    Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.

  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

Xem thêm