Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Động tác giãn cơ giúp giảm đau cơ bắp tay sau

Đau cơ bắp tay sau có thể xảy ra ở bất cứ ai, không kể công việc hay nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể gây phiền toái, gián đoạn các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng tới chất lượng sức khỏe nói chung. Hãy cùng tìm hiểu các mẹo đơn giản tại nhà giúp bạn giảm đau cơ bắp tay sau trong bài viết dưới đây.

Đau cơ bắp tay sau có nguyên nhân từ đâu?

Ở những người chơi các môn thể thao như bơi lội, chơi bóng chày, tenis hay rất nhiều môn thể thao khác (bao gồm cả các vận động viên chuyên nghiệp), việc đau nhức bắp tay là hoàn toàn có thể xảy ra. Tình trạng này thường do vận động hay hoạt động cơ quá mức. Nhiều người lao động nặng hay người bình thường nhưng làm việc nặng đột ngột trong 1 khoảng thời gian cần làm nhiều việc nặng cũng có thể bị như vậy.

Đối với tình trạng đau cơ bắp tay – nhất là đau cơ bắp tay sau, hiếm khi có một sự cố đơn lẻ nào đó diễn ra độc lập có thể khiến bạn bị đau, đặc biệt là ở vùng bắp tay giữa hoặc bắp tay dưới. Theo đó, hầu hết tình trạng đau là kết quả của các chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần, gây mòn gân bắp tay. Đa phần những người bị đau cơ bắp tay đều cảm thấy đau gần vai hoặc giữa bắp tay, trong khi tình trạng đau bắp tay dưới ít thường xuyên hơn. Đau gần vai hoặc giữa bắp tay cũng thường do viêm bao gân hoặc viêm ở phần cạnh khớp vai. 

Cho dù bất kể nguyên nhân là gì đi chăng nữa, việc luyện tập vẫn là phù hợp để tạo dựng thói quen luyện tập của bản thân. Luyện tập không những làm giảm nguy cơ chấn thương mà còn giúp cơ bắp trở nên linh hoạt hơn, dẻo dai hơn. Từ đó, các quá trình vận động sẽ ít gặp phải chấn thương nhiều hơn.

Các bài tập giãn cơ an toàn và hiệu quả nhất cho tình trạng đau bắp tay

Về cơ bản, giãn cơ mang đến những lợi ích bao gồm:

  • Giúp duy trì phạm vi chuyển động của cơ đầy đủ
  • Cải thiện hoạt động của cơ bắp
  • Tăng cường lưu thông máu
  • Hạn chế nguy cơ chấn thương

Để tránh bị chấn thương, hãy luôn khởi động trước khi giãn cơ. Các bài tập khởi động đơn giản có thể thực hiện như đi bộ hoặc đạp xe trong vài phút là rất phù hợp.

Một vấn đề cần lưu ý là cần thực hiện đúng động tác. Nếu giãn cơ sai cách, động tác này thậm chí có thể gây hại cho cơ thể khi gây các chấn thương hay gây áp lực lên cơ bắp. Do vây, nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể và phù hợp nhất. Đặc biệt, tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM, các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu sẽ đưa ra những lời khuyên cũng như chế độ tập luyện cụ thể, giáo trình kèm 1:1 chi tiết bên cạnh một chế độ dinh dưỡng chuẩn chỉ, giúp bạn cải thiện khả năng vận động và duy trì sức khỏe tốt nhất. Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Các bài tập cụ thể:

1. Giãn cơ tư thế đứng

Đầu tiên, nên thực hiện giãn cơ với tư thế đứng. Với 2 chân rộng bằng vai, đan 2 bàn tay vào nhau ở phía trước hoặc sau lưng đều được, lòng bàn tay ngửa hướng ra phía ngoài cơ thể. Nâng cánh tay dần lên và mở rộng cánh tay về phía trước hoặc phía sau. Sau đó, hạ tay xuống từ từ. Bạn sẽ cảm thấy cơ bắp tay căng ra.

2. Giãn với tư thế ngồi (tư thế ghế)

Gập đầu gối và ngồi xuống, chân đặt trên mặt sàn. Đặt lòng bàn tay ở phía sau lưng, trên sàn và mở rộng cánh tay của bạn ra sau. Các ngón tay nên hướng ra phía ngoài cơ thể. Không di chuyển tay, di chuyển cơ thể về phía trước theo hướng của bàn chân. Động tác này giúp vai và bắp tay trước căng ra.

3. Giãn với tư thế đứng cạnh tường (tư thế tường)

Đặt lòng bàn tay trái lên tường và dần dần xoay người sang phải, quay lưng lại với nó. Đếm 20-30 giây, sau đó lặp lại bằng lòng bàn tay phải, xoay người sang trái. Bạn có thể không tìm thấy đúng vị trí ngay lần đầu tiên thực hiện, tuy nhiên hãy tiếp tục di chuyển lòng bàn tay cho đến khi chọn được vị trí thích hợp để cảm giác thấy cơ căng ra mỗi khi thực hiện.

4. Giãn với tư thế cửa (tư thế cửa)

Bài tập này giúp mở rộng ngực và đồng thời kéo căng bắp tay. Bạn có thể thực hiện bằng cả hai cánh tay hoặc luân phiên giữa chúng. Tương tự như bài tập ở tư thế cạnh tường, tuy nhiên động tác này không đặt tay thẳng mà đặt tay vuông góc ở ngưỡng ngang vai. Xoay người sang bên đối diện và đổi bên, đổi tay để thực hiện thao tác với bên còn lại.

5. Giãn cơ bằng tư thế treo người

Tư thế căng người tác động đồng thời đến một số khu vực khác nhau của cơ thể, bao gồm vùng thân, vai, lưng trên và cơ tam đầu ngoài của bắp tay. Đây có thể là bài tập nâng cao hơn so với các bài tập trước.

Để thực hiện bài tập này, bạn cần có thanh xà ngang. Động tác này tương tự động tác lên xà, nhưng thay vào đó là giữ cánh tay thẳng và bàn tay rộng bằng vai và giữ người trong tư thế treo trong khoảng một phút. Nên dừng lại ở tối đa 1 phút và không nên lặp lại nhiều hơn ba lần bài tập này.  

6. Giãn cơ bằng tư thế mở rộng vai

Động tác này khá cơ bản, hay nôm na gọi là vươn vai. Hãy để thẳng tay, vươn tay ra phía trước, từ từ chuyển động vòng ra sau lưng rồi lại quay về phía trước theo một vòng tròn. Bạn có thể thực hiện với cả 2 tay cùng lúc và cố gắng cảm nhận sự giãn ra của cơ bắp tay hay vùng vai của mình.

Tổng kết

Một khi bạn thực hiện được các động tác tương đối đơn giản này, tình trạng đau nhức ở bắp tay sẽ khó xuất hiện hơn và nếu có đau – chúng cũng dễ biến mất hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là ai cũng có thể gặp phải những sai lầm trong lần đầu tiên. Điều này khiến các vùng cơ bắp không được thư giãn và có nguy bị rách gân hoặc rách cơ nguy hiểm. Hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại: Phục hồi căng cơ bắp chân sau tập luyện thể thao

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Sciencetimes) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm