Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề tim mạch khi tập thể dục

Tập thể dục mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe tim mạch, giúp tăng cường sức mạnh và chức năng của tim. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời là một bài kiểm tra hữu hiệu để đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn.

Tập thể dục ở cường độ cao đôi khi cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đau tim.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc luyện tập thể dục thường xuyên là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người. Nó không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn rất hữu ích đối với sức khỏe tim mạch. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, tập thể dục ít nhất 30 phút ở mức độ vừa phải đến mạnh, từ 3-5 lần/tuần có thể tốt cho mỗi cá nhân, giúp giải phóng các hormone tốt có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, việc tập thể dục đôi khi làm tăng nguy cơ đau tim, đặc biệt là ở những người mắc yếu tố nguy cơ như đái tháo đường loại 2, huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, hút thuốc, tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch…

Vì vậy, trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện, chúng ta nên trải qua những bài kiểm tra sàng lọc để kiểm đánh giá được sức khỏe tim mạch, từ đó đưa ra được phương pháp tập luyện phù hợp.

Các chuyên gia cho biết, trong hầu hết các trường hợp gặp vấn đề về tim khi tập thể dục, mọi người thường thực hiện các bài tập nặng về tim mà không có kiến thức trước, hoặc không trải qua các bài kiểm tra phòng ngừa như siêu âm tim 2 chiều, điện tâm đồ và các bài kiểm tra mức độ căng thẳng.

Do đó, để bảo vệ cơ thể, mỗi người nên trang bị kiến thức để nhận biết các triệu chứng báo hiệu sức khỏe tim có vấn đề. Dưới đây là một số dấu hiệu của vấn đề tim mạch trong khi tập thể dục mà bạn cần lưu ý:

1. Đau ngực hoặc khó chịu

Hãy nhớ rằng cảm giác khó chịu ở ngực khác với cảm giác đau ở vùng ngực hoặc đau liên quan ở cánh tay trái hoặc đau quai hàm - đây có thể là dấu hiệu của các cơn đau tim âm thầm khác.

Các triệu chứng đau tim thường biểu hiện dưới dạng đau ngực hoặc khó chịu có thể lan sang cánh tay trái, và thường kèm theo đổ mồ hôi. Các triệu chứng này có thể do gắng sức thể chất hoặc căng thẳng về mặt cảm xúc.

2. Khó thở

Bạn có thể cảm thấy khó thở kèm theo cảm giác khó chịu ở ngực khi tập luyện và đó là một trong những triệu chứng ban đầu của cơn đau tim. Triệu chứng này có thể đi kèm với đau ngực hoặc thậm chí có thể xảy ra mà không đau ngực. Cảm giác khó thở không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của cơn đau tim, nhưng hãy coi đó là dấu hiệu để chậm lại.

3. Cảm giác chóng mặt

Việc tập luyện có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức, đặc biệt nếu bạn là người mới tập thể dục. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng khi tập luyện. Hãy nắm bắt tín hiệu đó, coi đó là dấu hiệu cảnh báo và ngừng tập luyện ngay lập tức.

4. Nhịp tim bất thường

Trong khi tập thể dục, nếu bạn cảm thấy nhịp tim mình đập nhanh hoặc đập mạnh thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề liên quan đến tim. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bạn nhận thấy nhịp tim bất thường trong quá trình tập luyện.

5. Cảm giác khó chịu ở các bộ phận khác trên cơ thể

Ngoài vùng ngực, các vấn đề về tim có thể gây ra cảm giác ở các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm khó chịu, đau hoặc áp lực ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó chịu tỏa ra từ bộ phận này sang bộ phận khác, chẳng hạn như từ ngực, hàm hoặc cổ đến vai, cánh tay hoặc lưng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu cho thấy tim bạn có vấn đề.

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm