Thuật ngữ "nghiện rượu" quen thuộc hơn có thể được sử dụng để mô tả một dạng rối loạn sử dụng rượu nghiêm trọng, nhưng các bác sĩ, nhà nghiên cứu và trong cộng đồng y khoa không có xu hướng sử dụng từ này.
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn sử dụng rượu
Rối loạn sử dụng rượu được đưa ra trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) xuất bản lần thứ 5, do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản, cập nhật thường xuyên để áp dụng cho các chuyên gia y tế. Theo đó, để được chẩn đoán mắc rối loạn sử dụng rượu, phải gặp ít nhất 2 trong số 11 triệu chứng sau trong vòng một năm:
Thế nào được coi là sử dụng rượu quá mức?
Uống rượu quá mức bao gồm uống rượu say và uống rượu nặng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa hai kiểu uống rượu quá mức đó như sau:
Sử dụng rượu vừa phải được coi là không quá 1 đơn vị mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 đơn vị mỗi ngày đối với nam giới. Uống ít sẽ tốt cho sức khỏe hơn là uống nhiều. Phụ nữ có thai hoặc dưới 21 tuổi không nên uống rượu. Dưới đây là quy ước của một đơn vị tiêu chuẩn:
Uống quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe theo thời gian. Nhưng việc sử dụng rượu quá mức không nhất thiết là dấu hiệu của rối loạn sử dụng rượu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, 9 trên 10 người uống rượu say không có các dấu hiệu của rối loạn sử dụng rượu.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của rối loạn sử dụng rượu
Các yếu tố di truyền, tâm lý, xã hội và môi trường đều có vai trò trong nguy cơ lạm dụng rượu. Trong đó, gen di truyền có thể chiếm tới 50% nguy cơ rủi ro. Các yếu tố khác có thể đóng vai trò trong sự phát triển của hội chứng này, bao gồm:
Rối loạn sử dụng rượu được chẩn đoán như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần cho biết chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu cần có ít nhất 2 trong số 11 triệu chứng nghiện rượu được liệt kê ở trên và đã xảy ra trong vòng 12 tháng trước đó. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc vào số lượng triệu chứng mà bạn gặp phải.
Tiên lượng rối loạn sử dụng rượu
Rượu có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Ở nhiều cơ quan, tác động của rượu tăng lên theo thời gian và các tổn thương sẽ biểu hiện rõ sau nhiều năm lạm dụng. Bộ não ngay lập tức bị ảnh hưởng bởi tác động của rượu, dẫn đến những thay đổi về tâm trạng, hành vi và khả năng phán đoán. Càng uống nhiều rượu, nồng độ cồn trong máu càng cao và mức độ say rượu càng cao.
Trong thời gian ngắn, ngộ độc rượu có thể gây ra:
Việc cai rượu sau thời gian uống rượu quá mức có thể gây ra các triệu chứng suy nhược vài giờ đến vài ngày sau đó. Các triệu chứng có thể bao gồm khó ngủ, bồn chồn, buồn nôn, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, huyết áp tăng, run, lo lắng, cảm thấy thấp thỏm hoặc cảm giác khó chịu nói chung. Hội chứng cai vừa và nặng có thể bao gồm ảo giác, co giật hoặc mê sảng run rẩy, hai triệu chứng này có thể đe dọa tính mạng.
Về lâu dài, chứng nghiện rượu có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, bao gồm các vấn đề về tim mạch, các vấn đề về gan, ung thư và nhiễm trùng như viêm phổi.
Thời gian của chứng rối loạn sử dụng rượu
Uống rượu quá mức hoặc rối loạn sử dụng rượu có thể được kiểm soát thành công bằng các phương pháp điều trị, chẳng hạn như trị liệu và dùng thuốc, để giúp bạn sửa đổi hành vi và giúp não thích nghi với việc không uống rượu.
Khoảng 40% đến 60% những người có vấn đề lạm dụng chất gây nghiện có thể tái nghiện hoặc quay trở lại với rượu sau khi cố gắng cai. Tuy nhiên, tái phát không có nghĩa là điều trị thất bại, cần phải có thời gian để thay đổi hành vi. Bạn có thể cần phải làm việc với chuyên gia y tế để thử các phương pháp điều trị mới đem lại nhiều hiệu quả hơn. Việc tiếp nhận điều trị sẽ cải thiện cơ hội phục hồi sau rối loạn sử dụng rượu của bạn.
Các lựa chọn điều trị và dùng thuốc cho chứng rối loạn sử dụng rượu
Có một số lựa chọn điều trị dành cho rối loạn sử dụng rượu và không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả. Nếu bạn nghĩ mình cần trợ giúp trong việc sử dụng rượu, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể đánh giá xem bạn có thói quen uống rượu nguy hiểm hay không, đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn, giúp lập kế hoạch điều trị và giới thiệu bạn đến các chương trình hoặc các chuyên khoa chăm sóc sức khỏe khác nếu cần.
Các chương trình phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng thường là một chương trình điều trị kéo dài một tháng tại một cơ sở giúp bạn thoát khỏi những tình huống và hoàn cảnh có thể kéo dài tình trạng lạm dụng chất gây nghiện.
Tư vấn
Tư vấn có thể giúp bạn xác định và thay đổi hành vi dẫn đến uống rượu, xây dựng hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ hơn, phát triển các mục tiêu có thể đạt được, học các kỹ năng đối phó lành mạnh và xử lý các tác nhân dẫn đến tái nghiện.
Việc điều trị có thể bao gồm các liệu pháp tiêu chuẩn được sử dụng để điều trị các bệnh tâm thần khác, bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, thường được sử dụng để điều trị trầm cảm và các rối loạn khác. Ngoài ra, một loại trị liệu khác có tên Phỏng vấn tạo động lực, tập trung vào việc trao quyền cho đối tượng để xác định vấn đề của họ và hành động, cũng đã chứng minh tính hiệu quả, theo nghiên cứu từ năm 2020.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể giúp bạn hạn chế việc uống rượu. Các loại thuốc cai nghiện rượu đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt bao gồm:
Ngăn ngừa rối loạn sử dụng rượu
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu một người uống rượu trước 15 tuổi, họ có thể có nguy cơ mắc rối loạn sử dụng rượu cao gấp 5 lần vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Thanh thiếu niên cũng có xu hướng uống rượu say, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm thương tích và tử vong. Điều cần thiết là phải hành động nếu bạn cho rằng con mình đang sử dụng rượu. Hãy chú ý đến các dấu hiệu sử dụng rượu ở con bạn, bao gồm nói lắp, hành vi phòng thủ, thay đổi tâm trạng thường xuyên và các vấn đề ở trường học. Bạn có thể giúp ngăn chặn tình trạng lạm dụng rượu ở trẻ bằng cách làm gương tốt và sử dụng rượu có trách nhiệm, nói chuyện cởi mở với chúng và tham gia vào cuộc sống của chúng cũng như đặt ra những kỳ vọng và hậu quả cho mọi hành vi.
Biến chứng của rối loạn sử dụng rượu
Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến những thay đổi trong cách thức hoạt động của não, từ suy giảm trí nhớ đến tình trạng suy nhược. Tác động của rượu phụ thuộc vào thời điểm một người bắt đầu uống rượu, uống rượu trong bao lâu, tần suất và số lượng.
Các vấn đề thần kinh khác do lạm dụng rượu lâu dài có thể bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, rối loạn suy nghĩ và chứng mất trí nhớ. Trong một nghiên cứu dài hạn kéo dài 5 năm của Pháp với hơn 31 triệu người, được công bố vào năm 2018, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 56,6% những người mắc chứng mất trí nhớ bị rối loạn sử dụng rượu được ghi nhận trong tiền sử bệnh. Và có tới 80% những người bị rối loạn sử dụng rượu thiếu thiamine, có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff.
Hội chứng Wernicke-Korsakoff là một chứng rối loạn thoái hóa não gây ra rối loạn tâm thần, các vấn đề về thị lực, thiếu phối hợp và các vấn đề về trí nhớ cùng với các triệu chứng khác.
Ngoài các vấn đề về não, rối loạn sử dụng rượu có thể gây ra:
Mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu và ung thư vú đã được xác định rõ ràng và nghiên cứu cho thấy rằng uống ít hơn (nghĩa là một ly rượu mỗi ngày) có thể dẫn đến tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú. Trong một nghiên cứu trên 88.000 phụ nữ, những phụ nữ không hút thuốc, uống tối đa một ly đồ uống có cồn mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng gấp 1,13 lần, đặc biệt là ung thư vú.
Uống rượu quá mức và rối loạn sử dụng rượu cũng liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu, cũng như các vấn đề về các mối quan hệ và công việc.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.