Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây tiểu máu

Máu trong nước tiểu thường phản ánh các bệnh liên quan đến thận, bàng quang, tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt. Vậy cụ thể nguyên nhân gây tiểu máu là gì, triệu chứng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Các triệu chứng đi kèm với tiểu máu

Nếu nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu thì khả năng cao là bạn đang bị tiểu máu. Một lượng máu nhỏ có thể làm thay đổi màu nước tiểu, nhưng đôi khi còn kèm theo những cục máu đông lớn hơn.

Một số loại thực phẩm như quả mâm xôi, lá đại hoàng và củ cải đường cũng như một số loại thuốc và vitamin có thể làm thay đổi màu nước tiểu. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ bất cứ khi nào nước tiểu của bạn bị đổi màu để xác định xem sự thay đổi đó là do đâu và có nghiêm trọng không.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với máu trong nước tiểu có thể bao gồm:

  • Khó chịu hoặc đau khi đi tiểu
  • Cần đi tiểu gấp
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân
  • Bí tiểu
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau bụng
  • Ớn lạnh.

Nguyên nhân gây ra tiểu máu

Khi bạn bị tiểu máu, các tế bào hồng cầu sẽ rò rỉ từ thận hoặc đường tiết niệu vào nước tiểu. Máu trong nước tiểu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó được coi là dấu hiệu cảnh báo mà bạn cần để ý. Tiểu máu có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm:

  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
  • Bệnh thận
  • Chấn thương thận
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Huyết khối
  • Nhiễm trùng thận
  • Ung thư thận, bàng quang hoặc niệu đạo
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

​Nếu bạn nhận thấy máu ở nước tiểu đầu, nguyên nhân chảy máu có thể là do niệu đạo. Nếu bạn nhận thấy máu ở nước tiểu giữa dòng, nguyên nhân có thể là do bàng quang, thận hoặc niệu quản. Nếu bạn nhận thấy có máu ở nước tiểu cuối dòng, nguyên nhân có thể là do bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.

Nếu bạn trên 35 tuổi và có hút thuốc thì tiểu máu thường là dấu hiệu của ung thư bàng quang.

Một số loại thuốc có thể gây tiểu máu như: cyclophosphamide (cytoxan), penicillin, aspirin, heparin, các thuốc chống đông máu như warfarin (coumadin), rivaroxaban (xarelto), dabigatran (Pradaxa) hoặc apixaban (Eliquis).

Tập thể dục quá sức cũng có thể là nguyên nhân, vì gây chấn thương bàng quang, mất nước hoặc phá vỡ hồng cầu.

Máu cũng có thể đến từ các nguồn khác, chẳng hạn như âm đạo trong thời kỳ kinh nguyệt, xuất tinh ở nam giới (thường là do vấn đề về tuyến tiền liệt) hoặc bệnh trĩ hay các vấn đề khác.

Nguyên nhân gây xuất hiện cục máu đông nhỏ trong nước tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt là những nguyên nhân phổ biến gây xuất hiện cục máu đông nhỏ trong nước tiểu, đôi khi có thể trông giống như bã cà phê. Các cục máu đông lớn có thể chặn dòng nước tiểu, gây khó chịu và thường nguy hiểm.

Nếu bạn nhận thấy các cục máu đông có hình dạng khác nhau trong nước tiểu, chẳng hạn như dạng giun, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chảy máu từ niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt. Nếu cục máu đông gây đau, nguyên nhân có thể do niệu quản.

Mất nước có gây tiểu máu

Mất nước ít có khả năng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tiểu máu mà nó thường dẫn đến các tình trạng gây tiểu máu. Ví dụ, lượng nước tiểu thấp do mất nước liên tục có thể dẫn đến sỏi thận và tiểu máu. Tập thể dục quá sức gây mất nước cũng khiến bạn bị tiểu máu.

Tại sao trẻ lại bị tiểu máu

Tiểu máu ở trẻ là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý hoặc nguy cơ phát triển một tình trạng bệnh lý.

Nếu nhìn thấy màu đỏ, hồng hoặc nâu thì nguyên nhân có thể là do dùng thuốc hoặc ăn một số loại thực phẩm. Tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám khi nhận thấy sự thay đổi màu sắc bất thường trong nước tiểu của trẻ.

Khoảng 3% - 4% trẻ em sẽ xuất hiện máu cực nhỏ trong nước tiểu. Vì khó phát hiện máu vi thể nên cần chú ý những dấu hiệu này.

Chẩn đoán tiểu máu

Để xác định nguyên nhân gây ra tiểu máu, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bạn, xem bạn có bị nhiễm trùng hay có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu máu hay không. Hãy ghi lại một số ghi chú về màu sắc và mùi của nước tiểu, tần suất đi tiểu, có đau khi tiểu không. Có thể chụp ảnh màu nước tiểu để đưa cho bác sĩ.

Bạn sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm. Phân tích nước tiểu có thể phát hiện tiểu máu vi thể và cũng có thể kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận. Nếu phân tích nước tiểu không xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT, MRI hoặc siêu âm. Kiểm tra bàng quang và niệu đạo thông qua nội soi bàng quang, trong đó một ống có gắn camera được đưa vào bàng quang của bạn. Các xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân
  • Mức độ creatinine trong máu
  • Sinh thiết thận
  • Công thức máu toàn bộ
  • Test nhanh Strep
  • Xét nghiệm rối loạn máu
  • Xét nghiệm đông máu
  • Xét nghiệm sinh hóa máu
  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ.

Điều trị tiểu máu

Điều trị tiểu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu bạn bị phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để thu nhỏ.

Đối với sỏi bàng quang hoặc thận, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Họ có thể loại bỏ sỏi bằng cách đưa ống soi qua niệu đạo hoặc có thể đề nghị phẫu thuật.

Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

Xem thêm