Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Những thay đổi về thể chất và nội tiết tố xảy ra trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu, còn được gọi là nhiễm trùng bàng quang, là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn rất phổ biến. Một nghiên cứu cho thấy cứ 3 phụ nữ thì có 1 người sẽ bị nhiễm trùng tiết niệu vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và nhân lên, gây ra tình trạng đi tiểu đau và các triệu chứng khác. Một số yếu tố trong quá trình mang thai khiến hiện tượng này dễ xảy ra hơn. Dưới đây là những điều bạn cần biết để giữ cho bạn và con khỏe mạnh.

Tại sao nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai?

Khi bạn mang thai, giải phẫu đường tiết niệu của bạn sẽ thay đổi. Ví dụ, thận trở nên lớn hơn và tử cung đang phát triển có thể chèn ép niệu quản và bàng quang. Do sự chèn ép này, việc làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi mang thai trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, theo nghiên cứu, nồng độ progesterone và estrogen của bạn tăng lên khi mang thai có thể làm suy yếu bàng quang và niệu quản.

Theo các chuyên gia, mang thai cũng làm thay đổi thành phần nước tiểu, làm giảm độ axit và tăng lượng protein, hormone và đường trong nước tiểu. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lượng đường dư thừa có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn. Tất cả những điều trên góp phần làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng tiết niệu trong thai kỳ.

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai

Chuyên gia cho rằng, mặc dù việc đi tiểu đau nhẹ khi mang thai thường có thể là do nhiễm trùng nấm men chứ không phải nhiễm trùng tiết niệu, nhưng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào. Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu dễ nhận biết nhất bao gồm:

  • Sự thôi thúc đi tiểu thường xuyên
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Thường xuyên chỉ đi tiểu một lượng nhỏ
  • Nước tiểu đục, đỏ, hồng hoặc màu cola
  • Đau vùng chậu, thường ở trung tâm xương chậu

Nhiễm trùng tiết niệu có nguy hiểm khi mang thai không?

Nhiễm trùng tiết niệu có thể nhanh chóng tiến triển thành nhiễm trùng thận khi mang thai, điều này có thể nguy hiểm hơn nhiều so với nhiễm trùng thận ở phụ nữ không mang thai. Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và nhiễm trùng huyết, sau đó có thể dẫn đến sinh non hoặc thậm chí cần phải sinh con khẩn cấp. Ngoài nhiễm trùng thận, chỉ cần bị nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai dường như cũng có thể là một yếu tố góp phần làm trẻ nhẹ cân. Theo một phân tích tổng hợp, những phụ nữ bị nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật cao gấp 1,3 lần, một biến chứng thai kỳ đặc trưng bởi huyết áp cao.

Bị nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai có thể làm tổn thương em bé không?

Chuyên gia cho biết, bản thân nhiễm trùng đường tiết niệu không gây tổn thương trực tiếp cho em bé. Tuy nhiên, việc không điều trị có thể gây ra những vấn đề như sinh non hoặc hiếm gặp hơn là nhiễm trùng túi ối. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều trị cho phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng sẽ làm giảm tỷ lệ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Đó là lý do tại sao sàng lọc và điều trị kịp thời là quan trọng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các cơn co thắt khi mang thai?

Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị có thể tiến triển thành nhiễm trùng thận. Và nhiễm trùng thận (viêm bể thận) khi mang thai có thể làm tăng nhẹ khả năng bạn bị co thắt và sinh non. Nghiên cứu lưu ý rằng những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh viêm bể thận cấp tính trong thai kỳ có 10,3% nguy cơ sinh non so với 7,9% ở những phụ nữ không bị nhiễm trùng thận khi mang thai.

Các lựa chọn điều trị viêm đường tiết niệu an toàn khi mang thai là gì?

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không có triệu chứng được chẩn đoán trong ba tháng đầu tiên sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh được ưu tiên dùng để điều trị viêm đường tiết niệu trong thai kỳ thường khác với những loại thuốc được sử dụng khi không mang thai. Ví dụ, các loại kháng sinh sau đây không liên quan đến bất kỳ dị tật bẩm sinh nào, do đó có thể an toàn khi sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ:

  • Penicillin, bao gồm amoxicillin (Amoxil), ampicillin (Omnipen), amoxicillin và clavulanate kali (Augmentin)
  • Erythromycin 
  • Cephalosporin, bao gồm cephalexin

Bởi vì một số loại kháng sinh nhất định có liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn dị tật bẩm sinh (bệnh não, dị tật tim và hở hàm ếch) khi dùng trong ba tháng đầu, nên trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh chỉ được coi là phương pháp điều trị đầu tiên đối với nhiễm trùng tiết niệu xảy ra trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Nitrofurantoin (Macrobid) có thể được sử dụng trong 3 tháng đầu tiên, nhưng nói chung, tránh điều trị nội khoa. Sulfamethoxazole và trimethoprim uống/tiêm (Bactrim) chỉ được coi là thích hợp trong ba tháng đầu khi không có phương pháp điều trị thay thế phù hợp nào khác.

Tóm lại, nhiễm trùng đường tiết niệu là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau và rát khi đi tiểu, tiểu dắt và tiểu gấp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị. Các biện pháp phòng ngừa quan trọng bao gồm uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên và vệ sinh tốt. Phụ nữ mang thai nên tham vấn bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng tiết niệu để được điều trị kịp thời. 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm