Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 vấn đề về sinh dục tiết niệu hay gặp ở trẻ nam

Khác với người lớn, bé trai và thanh thiếu niên có một số vấn đề về tiết niệu đặc trưng. Tin tốt là những vấn đề này ở bé trai nhìn chung sẽ không kéo dài - nếu được điều trị sớm.

6 vấn đề về sinh dục tiết niệu hay gặp ở trẻ nam

1. Tinh hoàn ẩn

Vấn đề phổ biến nhất mà bác sĩ tiết niệu nhi thường gặp đó là tinh hoàn ẩn ngay từ khi mới chào đời. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sinh non nhiều hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng và có thể ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn. Trong hầu hết các trường hợp, một tinh hoàn ẩn sẽ về đúng vị trí khi trẻ được sáu tháng tuổi. Nếu không, trẻ sẽ cần được phẫu thuật vào lúc tròn một tuổi.

Tinh hoàn ẩn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Tinh hoàn được đưa trở về bìu để một cậu bé có thể tiến hành tự kiểm tra để theo dõi dấu hiệu ung thư tinh hoàn, như sưng hoặc cục.

2. Bất thường ở dương vật

Tương tự như vậy, tình trạng trẻ em trai có bất thường dương vật là tương đối phổ biến. Những bất thường này nên được điều chỉnh nếu dương vật không hoạt động, nếu cậu bé không thể đi tiểu trong tư thế đứng, hoặc nếu bé cảm thấy không thoải mái hoặc không thể sinh con.

Các bất thường dương vật phổ biến nhất là lỗ đái thấp, lỗ tiểu ở sai vị trí, dương vật bị cong và bao quy đầu không hoàn chỉnh.

Lỗ đái thấp có thể điều trị bằng phẫu thuật đơn giản. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, việc phẫu thuật nên được thực hiện trong khoảng từ 6 đến 18 tháng khi đứa trẻ vẫn còn dùng tã, khi trẻ chưa có khả năng ghi nhớ về ca phẫu thuật và chưa có nhận thức về cơ quan sinh dục.

Dương vật cong và lỗ tiểu sai vị trí sẽ được điều trị bằng phẫu thuật. Chỉ nên cho trẻ tiến hành cắt bao quy đầu sau khi đã hoàn thành phẫu thuật điều trị tình trạng dương vật cong và lỗ tiểu bị sai vị trí bởi trong quá trình phẫu thuật, có thể bác sỹ sẽ cần sử dụng đến bao quy đầu.

Lỗ đái lệch trên là một tình trạng hiếm gặp hơn. Trong tình trạng lỗ đái thấp, lỗ đái xuất hiện ở phần dưới của dương vật, trong các trường hợp lỗ đại lệch trên, biểu hiện sẽ ngược lại. Phẫu thuật được sử dụng để di chuyển lỗ tiểu đến đầu dương vật.

3. Tràn dịch màng tinh hoàn

Một số bé trai được sinh ra với bìu chứa đầy chất lỏng gọi là tràn dịch màng tinh hoàn. Tình trạng này thường biến mất khi trẻ được 1 tuổi.

Những đứa trẻ lớn cũng có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn do chấn thương bìu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc khối u. Bất kỳ lúc nào có chất dịch trong bìu, hãy đưa trẻ đi khám bệnh để khám và điều trị ngay.

4. Xoắn tinh hoàn

Trong quá trình dậy thì, tinh hoàn sẽ trở nên nặng hơn. Ở một số bé trai, điều này có thể làm tinh hoàn xoắn và cắt nguồn máu cung cấp tới tinh hoàn.

Các triệu chứng bao gồm đau, sưng, và đỏ tại bìu một cách đột ngột. Trừ khi máu lưu thông được phục hồi, nếu không  bé có thể bị mất tinh hoàn. Đây là một tình huống cấp bách và cần được đưa đi cấp cứu ngay.

5.Viêm mào tinh hoàn

Khi ống lưu trữ và mào tinh hoàn bị viêm, sẽ dẫn đến đau ở tinh hoàn. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ người đàn ông nào, nhưng thường xảy ra ở nam thanh niên từ 14 đến 35 tuổi.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm mào tinh hoàn là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), chấn thương, hoặc không thường xuyên đi tiểu khiến tình trạng nhiễm trùng thận lan ra khắp hệ thống sinh dục.

Việc điều trị viêm mào tinh hoàn phụ thuộc vào nguyên nhân- nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong khi một chấn thương sẽ được xử lý để ngăn không cho tinh hoàn bị vỡ.

6. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn xuất hiện ở những người đàn ông trẻ tuổi. Do vậy, các ông bố cần dạy con trai cách để kiểm tra bìu và mỗi thiếu niên thanh niên hãy tự kiểm tra bìu mỗi tháng, khi từ 15 đến 35 tuổi.

Sưng hoặc xuất hiện khối u tinh hoàn hoặc bìu, có cảm giác đau, khó chịu hoặc nặng tại tinh hoàn/bùi và những triệu chứng cần được chú ý. 95% các ca ung thư tinh hoàn được chữa khỏi và tỷ lệ chữa khỏi cao hơn, từ 98% đến 100% nếu được phát hiện sớm.

Thông tin thêm trong bài viết: 9 điều cần biết về dị tật bẩm sinh

Bình luận
Tin mới
  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

Xem thêm