Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 sai lầm phụ nữ tuổi trung niên hay mắc phải khi bị tiểu không tự chủ

Hiện nay, nhiều phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở lên hay bị tiểu không tự chủ, gây khó chịu và đôi khi còn gây xấu hổ, thật may là bạn có thể khắc phục được tình trạng này. Bài viết sẽ chỉ ra 5 sai lầm mà phụ nữ tuổi trung niên hay mắc phải khi bị tiểu không tự chủ.

Có 3 loại tiểu không tự chủ. Tiểu không tự chủ khi bị áp lực, có thể do ho, nâng đồ vật, tập thể dục hoặc giẫm lên bề mặt không bằng phẳng. Tiểu không tự chủ khi bạn bị thôi thúc phải đi tiểu, kể cả khi bạn vừa mới đi tiểu xong. Một số sai lầm phổ biến mà phụ nữ hay mắc phải:

Bạn nghĩ tình trạng rò rỉ nước tiểu là một phần bình thường của lão hóa

Nhiều phụ nữ bị tiểu không tự chủ đã không đi khám vì họ nghĩ rằng tình trạng này là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Nhiều người không được hỏi đến vấn đề này khi đến gặp bác sĩ, và thậm chí phải chịu đựng trong nhiều năm.

Mặc dù sự thật là nồng độ estrogen giảm do mãn kinh có thể làm khô và suy yếu mô (độ tuổi trung bình hay gặp vấn đề này là khoảng 50 tuổi), nhưng bạn không nên chấp nhận và bỏ qua vấn đề này.

Bạn xấu hổ khi đề cập đến tình trạng rò rỉ nước tiểu với bạn bè hoặc bác sĩ

Thường thì khi phụ nữ đi khám, bác sĩ phụ khoa sẽ hỏi xem bạn có bị rò rỉ nước tiểu không, hỏi kĩ các triệu chứng của bạn. Nếu bác sĩ không hỏi, thì bạn hãy chủ động nói với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Đừng ngại đề cập về chủ đề này với bạn bè. Khi nói về các triệu chứng mà hiện tại bạn đang mắc phải, bạn có thể nhận được nhiều lời khuyên hữu ích.

Bạn nghĩ do cơ bắp lỏng lẻo

Ở phụ nữ tuổi trung niên, việc mất estrogen có thể dẫn đến các mô cơ bị lỏng lẻo, nhưng nguyên do của vấn đề lại ngược lại, nó do cơ sàn chậu của bạn quá căng. Điều này có thể do thói quen ngồi của phụ nữ, khiến cơ sàn chậu bị ngắn lại và siết chặt. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cơ sàn chậu của bạn, sau đó đưa ra các bài tập, phương pháp thở để điều chỉnh lại sự rối loạn cơ sàn chậu.

Bạn tập Kegel không đúng cách

Hầu như ai cũng đã nghe nói về Kegel, đây là bài tập dành riêng cho cơ sàn chậu. Nhưng không phải ai cũng biết cách tập sao cho đúng. Sai lầm phổ biến hay gặp nhất: đẩy các cơ ra ngoài, như thể bạn đang ngồi trong bồn cầu, thay vì kéo mọi thứ lên và vào.

Hãy chú ý đến cách thở khi thực hiện bài tập Kegel.

Phụ nữ thường nghĩ họ phải tập Kegel mãi mãi, nhưng không nhất thiết phải làm vậy. Những bài tập này nên được thực hiện sớm trong giai đoạn điều trị tiểu không tự chủ, đồng thời cũng nên tập các bài tập liên quan đến bụng, hông, lưng. Một khi những cơ bắp này mạnh hơn thì bạn có thể không cần tập Kegel nữa.

Bạn sợ phương pháp phẫu thuật

Thay đổi lối sống và điều trị không phẫu thuật thường rất hiệu quả. Bạn nên tập cơ sàn chậu sớm hoặc tập theo hướng dẫn của nhà trị liệu để biết cách tập sao cho đúng.

Nghiên cứu đã chỉ ra vật lý trị liệu sàn chậu có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của tiểu không tự chủ, giúp giảm tần suất và lượng nước tiểu bị rò. Lợi ích rõ ràng này như một phương pháp điều trị đầu tay cho hầu hết các rối loạn cơ sàn chậu.

Nếu sau vài tháng tập mà vẫn không mang lại kết quả tốt thì sẽ cần điều trị bằng thuốc như Mirabegron (chất chủ vận beta-3 adrenergic) và VESIcare (solifenacin). Hoặc tiêm botox vào bàng quang.

Một số trường hợp lại cần phải phẫu thuật. Vì vậy, tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

 

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm