Giấm táo là một sản phẩm tuyệt vời để sử dụng vì nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da. Giống như bất kỳ tình trạng bệnh lý nào, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để được chẩn đoán, và hướng dẫn thích hợp trước khi tự mình thử một phương pháp điều trị thay thế như giấm táo cho tình trạng sức khỏe của bạn. Có thể có những rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng giấm táo, đặc biệt là khi giấm táo không được pha loãng đúng cách.
1. Giấm táo có thể giúp làm sạch làn da của bạn
Hiệu quả của giấm táo trong việc chăm sóc da còn chưa rõ ràng và còn thiếu nghiên cứu chất lượng cao về chủ đề này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi đưa giấm táo vào quy trình chăm sóc da của mình.
Tính axit nhẹ trong giấm có thể giúp làm sạch da và ngăn chặn mụn trứng cá bằng cách làm khô các vết thâm và giúp làn da thông thoáng hơn. Giấm táo cũng có thể giúp điều chỉnh độ pH trên da của bạn, giúp giữ cho da ở mức tối ưu giữa da nhờn và da khô. Sự cân bằng PH phù hợp giúp đảm bảo rằng lớp ngoài của da khỏe mạnh.
Để thử dùng giấm táo cho làn da của bạn, trước tiên hãy rửa sạch vùng da như bình thường, sau đó nhẹ nhàng vỗ nhẹ một chiếc khăn ngâm trong giấm táo pha loãng lên da. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng điều quan trọng là phải pha loãng giấm trước vì nó có chứa axit tự nhiên có thể gây kích ứng da, thậm chí bỏng nếu bôi giấm nguyên chất lên da. Trước tiên, bạn nên thử phản ứng bằng cách bôi giấm táo pha loãng lên một vùng nhỏ, ít nhìn thấy hơn (chẳng hạn như sau tai) và sau đó đợi 24 giờ để kiểm tra xem có vết đỏ, kích ứng hoặc không.
2. Giấm táo có thể hỗ trợ giảm cân
Axit axetic của giấm táo đã được chứng minh là làm giảm sự hấp thu tinh bột và làm chậm quá trình tiêu hóa. Nhưng điều này có nghĩa là giấm táo có thể giúp giảm cân?
Có khả năng, theo kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, những người tham gia sử dụng chế độ ăn ít calo hơn đã uống 2 muỗng canh giấm táo pha loãng trong nước vào bữa trưa và bữa tối cho biết họ giảm cảm giác thèm ăn và giảm 4 kg trong 12 tuần. Những người không uống giấm táo chỉ giảm được 2,2kg.
3. Giấm táo có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Một nghiên cứu nhỏ trên những người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy những người tham gia uống 2 muỗng canh giấm táo pha loãng trong nước với bữa ăn nhẹ giàu protein trước khi đi ngủ có lượng đường trong máu thấp hơn vào sáng hôm sau so với những người tham gia đó sau khi họ uống 2 muỗng canh nước lọc với bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Và một nghiên cứu ngẫu nhiên được công bố vào năm 2023 cho thấy kết quả tương tự, báo cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường type 2 dùng giấm táo trong 8 tuần có mức đường huyết lúc đói, HbA1C và mức cholesterol có hại thấp hơn so với nhóm đối chứng.
4. Giấm táo có thể làm giảm tình trạng hơi thở hôi
Giấm táo có tính axit và chứa khoáng chất nên nó có thể hoạt động như một chất chống vi khuẩn tự nhiên giúp ngăn ngừa hôi miệng. Trộn nửa thìa giấm táo với một thìa baking soda để tạo thành hỗn hợp sệt để đánh răng. Hỗn hợp này đủ yếu để loại bỏ vi khuẩn trong khi vẫn không làm hại men răng. Giấm táo cũng có thể giúp loại bỏ các vết ố trên bề mặt.
5. Giấm táo có thể làm dịu các triệu chứng bệnh vẩy nến
Nếu bạn đang gặp phải các mảng vảy liên quan đến bệnh vẩy nến, giấm táo có thể giúp giảm ngứa khó chịu. Lời khuyên những người mắc bệnh vẩy nến nên sử dụng giấm táo pha loãng làm toner và bôi trực tiếp lên những chỗ khô trên da bằng miếng bông hoặc miếng bọt biển. Nếu bàn tay hoặc bàn chân của bạn là vấn đề đáng lo ngại, bạn nên ngâm tay chân trong nước giấm táo pha loãng, mặc dù nghiên cứu về giấm táo và bệnh vẩy nến còn hạn chế.
6. Giấm táo có thể giúp trị nấm ngón chân
Giấm táo từ lâu đã là một phương pháp điều trị phổ biến tại nhà để điều trị bệnh nấm móng, nấm kẽ ngón chân. Bạn nên ngâm chân ngày 2 lần bằng giấm táo, axit của giấm có tác dụng kìm hãm và thậm chí tiêu diệt nấm. Nên pha hỗn hợp giấm táo và nước ấm theo tỷ lệ 50:50, ngâm trong 15 đến 30 phút, hai lần mỗi ngày, tối đa trong vài ngày. Kết thúc bằng cách làm khô thật kỹ vùng móng chân hoặc kẽ chân bị nấm.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!
Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.
Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.
Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.